Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Vội vàng (Xuân Diệu)

Nguồn website dethi123.com

1- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả: Xem bài Xuân Diệu, trang 30 – 32. b) Tác phẩm Vội vàng được in lần đầu trong tập Thơ thơ (1938), là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Nội dung, nghệ thuật – Mở đầu bài thơ Vội vàng là một khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn kì lạ của thi sĩ, đó là ước muốn can thiệp vào quy luật tự nhiên: “Tôi muốn tắt nắng đi / Cho màu đừng nhạt mất / Tôi muốn buộc gió lại / Cho hương đừng bay đi”. Nhưng cũng chính từ ước muốn này, người đọc cảm nhận được khát vọng mãnh liệt ở thi sĩ bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống. Với sự nhạy cảm của mình, Xuân Diệu đã cảm nhận rất rõ về cõi trần dào dạt nhựa sống, nhưng cũng vì thế ông lại thấy được, cảm được sự phai tàn của cái đẹp trước thời gian nên mong muốn được níu giữ lại tất cả hương sắc cho cuộc đời. Thi sĩ phát hiện ra và say sưa với một thiên đường ngay trên mặt đất: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật / Này đây hoa của đồng nội xanh rì / Này đây lá của cành tơ phơ phất / Của yến anh này đây khúc tình si”… Đó chính là thiên nhiên và sự sống quen thuộc của con người. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được nhà thơ gợi lên ở đây vừa gần gũi, thân quen nhưng cũng đầy sự quyến rũ và tình tứ. Có thể thấy đó là một cõi trần tràn đầy nhựa sống với những gì đang nảy lộc đâm chồi, đơm hoa kết trái. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu đắm say. Sự ngất ngây, say đắm của hồn thơ biểu hiện ở nhịp thơ tuôn chảy ào ạt và một so sánh rất đỗi tình tứ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nhưng ngay chính lúc ở đỉnh cao của sự say đắm, giao hoà cùng vạn vật, cảm giác tiếc nuối thời gian vẫn tồn tại trong lòng nhà thơ: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa / Tôi không chờ năng hạ mới hoài xuân”. – Ý thức về dòng chảy thời gian một đi không trở lại giúp nhà thơ tạo nên sự khác biệt trong cách cảm nhận về thời gian so với cách cảm nhận của người xưa. Với Xuân Diệu, thời gian luôn trôi chảy, mỗi giây phút trôi qua là vĩnh viễn mất đi không trở lại. Vì thế, nhà thơ đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của một đời người, thậm chí lấy khoảng thời gian ngắn ngủi mà quý giá của mỗi người là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già / Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rộng, hưng lương trời cứ chật / Không cho dài thời trẻ của nhân gian / Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn / Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!”. Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, còn cái đẹp của con người là tuổi trẻ. Mùa xuân của đất trời thì tuần hoàn, nhưng tuổi xuân của con người thì chẳng bao giờ “thắm lại”. Do ý thức sâu sắc về sự trôi chảy của thời gian và sự một đi không trở lại của tuổi trẻ nên thi sĩ nhìn đâu cũng thấy mất mát, chia li: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi/ Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt… Con gió xinh thì thào trong lá biếc / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? / Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”. Cảm thức về thời gian của Xuân Diệu vô cùng nhạy bén. Có được điều ấy là do sự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên cõi đời. Chính vì lẽ đó, thơ ông luôn hướng đến sự giục giã mình cũng như mọi người hãy chạy đua với thời gian, hãy biết trân trọng và nâng niu từng giây phút của cuộc đời, nhất là tháng năm tuổi trẻ. – Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không cần giữ được thời gian nên với nhà thơ, chỉ có cách duy nhất là chạy đua với thời gian: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. Với Xuân Diệu, chạy đua với thời gian là để tận hưởng. Vì thế, ông giục giã mọi người hãy vội vàng, huy động mọi giác quan để tận hưởng tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên thế gian. Việc sử dụng phép điện từ, những tính từ, động từ mạnh ở khổ thơ cuối đã nói lên tình cảm đắm say, tha thiết, nồng nhiệt của nhà thơ với sự sống. | Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận với những sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ngôn từ, giọng thơ nồng nàn, sôi nổi, đắm say. * Vội vàng là bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của “cái tôi” trong thơ mới. Đó là niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình trong cuộc đời của nhà thơ. II – C U HỎI ÔN TẬP | 1. Trong bài thơ Vội vàng, hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc quanh ta được Xuân Diệu cảm nhận và diễn tả một cách hấp dẫn như thế nào? Điều ấy thể hiện quan niệm gì của nhà thơ về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc? . 2. Bàn về thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh khẳng định: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”. Anh (Chị) hãy phân tích bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu để làm sáng . tỏ ý kiến trên. 3. Theo anh (chị), quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài thơ này khác biệt như thế nào với lối “sống gấp” của một bộ phận giới trẻ hiện nay?