




Nguồn website dethi123.com
I – NỘI DUNG TRỌNG T M C N ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả
Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu sự nghiệp viết văn từ khá sớm
với những tác phẩm mang tính chất tự truyện như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,… Trong những câu chuyện này, ông đã thể hiện được khá sắc sảo không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn và cuộc sống lam lũ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Kim Lân được dư luận đặc biệt chú ý khi ông đi vào mảng đề tài độc đáo: tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê (những trò chơi như đánh vật, chọi gà, thả chim,…). . Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông chuyên viết truyện ngắn và viết về làng quê Việt Nam – mảng hiện thực đời sống mà từ lâu ông đã gắn bó và hiểu biết sâu sắc.
Năm 2001, Kim Lân được tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
b) Tác phẩm
Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – cuốn tiểu thuyết được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), tác giả đã dựa trên một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
2. Nội dung, nghệ thuật – Nhân vật Tràng:
+ Tràng là người lao động nghèo, là một kẻ ngụ cư, như một sự gọt đẽo sơ sài của tạo hoá, như “kết tinh cái phần thiên nhiên hoang dã trong con người”. Vậy mà, giữa cảnh đói kém, người chết đầy đường, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, Tràng còn dám “đèo bòng” thêm một người đàn bà xa lạ.
+ Lúc đầu, Tràng đến với người “vợ nhặt” chỉ là sự tình cờ sẻ chia của những người cùng cảnh ngộ. Làm nghề kéo xe bò thuê, cuộc sống bấp bênh là thế nhưng anh rất tốt bụng và cởi mở. Giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ mấy bát bánh đúc. Tuy nhiên, ở người đàn ông tưởng như thô kệch ấy luôn tiềm ẩn một khát khao hạnh phúc và ý thức xây dựng hạnh phúc. Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.
+ Sau khi có vợ, Tràng có rất nhiều sự thay đổi. Điều dễ nhận thấy nhất là gương mặt anh luôn lấp lánh niềm vui. Cái đói và những cảnh sống ê chề tăm tối dường như đã bị quên đi, chỉ còn tình nghĩa giữa Tràng và người “vợ nhặt”.
Buổi sáng đầu tiên khi có VỢ, Tràng thấy mình như bước ra từ một giấc chiêm bao, thấy trong người êm ái lửng lơ”. Nhìn đống quần áo rách rưới đã được đem ra sân hong, đống mùn rác đã được quét hót, ang nước cạn được gánh đầy, sân vườn, nhà cửa đều sạch sẽ trong nắng sớm, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm hơn với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy đủ. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ phấp phới trên để Sộp cuối tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt: rồi Tràng và những người nghèo khổ kia sẽ đi theo ngọn cờ ấy để tìm cho mình bát cơm manh áo và lẽ sống. Đó là hạt giống của niềm tin và hi vọng.
– Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói. Chị không có tên riêng, Tràng gọi là “đằng ấy”. Kim Lân gọi người đàn bà là “thị” với dụng ý những mảnh đời phiêu bạt, trôi nổi, vật vờ trong cảnh đói kém năm 1945 không phải là hiếm. So với mấy hôm trước đó, Tràng thấy thị đã tiều tuỵ hơn: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Cong cớn, không đợi mời chào, thị “ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc”. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến thị trở nên chao chát, thô tục, phải vì miếng ăn mà chấp nhận làm “vợ nhặt”. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khát khao một mái ấm. Trên đường về nhà Tràng, tính cách của thị thay đổi nhanh chóng. Từ chao chát, chỏng lỏn, thị trở nên tình tứ và ngượng ngùng, bẽn lẽn. Thị chỉ dám ngồi vào mép giường của Tràng và chào hỏi bà cụ Tứ một cách lễ phép, khiêm nhường. Thị là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình. Đó mới
nh là con người thực của người phụ nữ này: đảm đang, dịu dàng, có trách nhiệm với tổ ấm gia đình. 5 – Bà cụ Tứ – nhân vật “gây xúc động nhất cho tới khi đọc lại truyện” (lời nhà văn Kim Lân), là một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị thay một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Khi theo Tràng từ ngõ vào nhà, bà cụ ngạc nhiên và rất bất ngờ, “đứng sững khi nhìn thấy một người phụ nữ trong nhà mình. Khi biết người đàn bà tội nghiệp ấy là vợ của con trai, “bà lão cúi đầu nín lặng” với bao ai oán, xót thương, chua chát cho con trai, con dâu và cho cả trách nhiệm làm mẹ chưa hoàn thành của mình. Nhưng với tấm lòng nhân hậu, người mẹ nghèo khó, già nua, xác xơ vì đói khát này đã vượt qua những lo âu thường nhật để hướng các con đến cuộc sống tương lai. Bà nói với nàng dâu mới những lời chia sẻ cảm thông, trong bữa cơm ngày đói, bà nói toàn chuyện vui và những
bàn tính, dự định tốt đẹp; bà cố làm cho dâu con vui khi đon đả đãi món “chè khoán” mà thực ra là cháo cám… Có thể nói, bà cụ Tứ đã trở thành biểu tượng cao đẹp của tình người, tình mẫu tử thiêng liêng.
Cả ba nhân vật đều có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, ở ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết những người dân lao động ấy vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”. . – Trong tác phẩm, Kim Lân đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng vừa nghèo vừa xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ (có người theo về làm vợ). Sự kiện Trang có vợ khiến cả xóm ngụ cư, rồi bà cụ Tứ và ngay cả Tràng cũng rất ngạc nhiên. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của cốt truyện, tác động đến tâm lí, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm. Tình huống ấy làm nổi bật ý nghĩa của thiên truyện: lên án sâu sắc tội ác của phát xít Nhật, thực dân Pháp và bọn tay sai đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp, khẳng định rằng con người, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn khao khát tình thương yêu và hạnh phúc gia đình.
– Đặc sắc về nghệ thuật của truyện còn thể hiện ở cách dựng truyện tự nhiên, đơn giản nhưng chặt chẽ; giọng văn mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ nhưng vẫn có sự chắt lọc kĩ lưỡng tạo nên một chất giọng riêng rất cuốn hút, tính cách nhân vật sắc nét, sinh động, tạo được ấn tượng.
* Vợ nhặt là câu chuyện xúc động về tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Truyện tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít; đồng thời khẳng định bản chất tốt đẹp cũng như khát vọng sống mãnh liệt của con người.
-…….
.
…..
..
.—-
II – C U HỎI ÔN TẬP ” 1. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt..
2. Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Thông qua việc phân tích truyện ngắn Vợ nhặt, hãy chứng minh nhận định trên.
3. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt?
4. Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt.
5. Theo anh (chị), điều gì làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt?