



Nguồn website dethi123.com
I. NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm | a) Tác giả
| Tô Hoài (1920 – 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc từ năm 1943, trong kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như khi hoà bình lập lại, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí và văn nghệ.
Đến với văn chương, Tô Hoài sớm gây được sự chú ý với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Từ sau năm 1954, ông viết nhiều và thành công ở nhiều thể loại khác nhau: từ truyện ngắn, truyện dài, hồi kí đến kịch bản phim rồi tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với hơn 60 năm lao động nghệ thuật và trên 160 đầu sách, Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam Văn của ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người giàu vốn từ vựng, đặc biệt là vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
Năm 1996, Tô Hoài được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. b) Tác phẩm
– Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng Giải Nhất Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn đậm chất thơ với ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình và gợi cảm. Truyện cũng thể hiện tài năng của Tô Hoài trong nghệ thuật trần thuật, xây dựng đối thoại và miêu tả nội tâm nhân vật.
– Truyện gồm hai phần: phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài; phần sau viết về cuộc sống của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, khi hai người đã thành vợ chồng và cùng tham gia cách mạng. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần đầu của truyện.
2. Nội dung, nghệ thuật – Nhân vật Mị:
+ Mị là cô gái Mông trẻ đẹp, chăm chỉ và rất mực hiếu thảo. Nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, Mi bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, bị tước đoạt quyền sống đến mức không còn ý thức về sự sống. Mị như gắn vào tảng đá trơ lạnh cạnh tàu ngựa, lúc nào cũng cúi mặt “buồn rười rượi”. Hình ảnh ấy tương phản với sự ồn ào, tấp nập, giàu có của nhà thống lí Pá Tra. Gian buồng Mị nằm giống như một ngục thất mà trông ra qua ô cửa vuông bằng bàn tay chỉ thấy “mờ mờ trăng trắng”, “không biết là sương hay là nắng”. Trong những ngày tháng tủi hờn ấy, ý niệm về thời gian của Mị không còn, ý thức về sự sống cũng dường như bị thủ tiêu.
+ Tuy nhiên, cái nhìn yêu thương và trân trọng của Tô Hoài đã phát hiện ra ở nơi thẳm sâu tâm hồn người phụ nữ ấy, dưới chất chồng đau khổ vẫn âm ỉ một niềm ham sống da diết, mãnh liệt. Khát vọng sống tiềm tàng ấy được khơi dậy trong một ngày xuân. Mùa xuân đến, thiên nhiên tràn đầy sức sống, bức tranh sinh hoạt ngày Tết và nhất là tiếng sáo gọi bạn tình ở Hồng Ngài làm bừng nở những khao khát trong lòng Mị. Tiếng sáo tha thiết, bồi hồi ấy đã vọng vào miền sâu thẳm trong tâm hồn, đánh thức sức sống vẫn tiềm ẩn trong Mị. Nhớ lại quá khứ, sống trong quá khứ, quên đi thực tại phũ phàng, khao khát tự do trỗi dậy, Mị muốn đi chơi. Mi thắp đèn, quấn tóc,… Bị A Sử phát hiện, trói cứng vào cột, Mi “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn theo tiếng sáo. Không một thế lực nào có thể trói buộc, vùi dập được sự hồi sinh mạnh mẽ của tâm hồn và sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lòng người con gái Mông. Hơi rượu nồng nàn và nhất là tiếng sáo gọi bạn tình vẫn đưa tâm trí Mị đi theo những cuộc chơi. Những giây phút thức tỉnh để sống trong sự giằng co giữa khát vọng sống và thân phận trâu ngựa của đêm xuân ấy có ý nghĩa như sợi dây cháy chậm dẫn đến sự bùng nổ của sức phản kháng mãnh liệt trong đêm mùa đông sau này.
” + Sức phản kháng mạnh mẽ:
| Trước cảnh A Phủ bị trói trong những đêm đông buốt giá, Mị hằng đêm thức dậy, vẫn “thản nhiên thổi lửa, hơ tay” vì đã quen với cái khổ của chính mình và của người khác. Tâm hồn Mị dường như chai cứng, trơ lì, vô cảm: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
Nhưng rồi trong một đêm, nhìn “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị đã bồi hồi nhớ về quá khứ (ngày trước Mị cũng bị trói như thế). Mị động lòng thương: “chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị tự hỏi: “Người kia việc gì mà phải chết thế”. Mị nhớ lại đời mình, rồi tưởng tượng có thể một lúc nào đó A Phủ trốn được thì bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói, lúc đó thì Mị sẽ bị trói thay vào đấy… Nghĩ thế, Mị cũng không thấy sợ và cuối cùng quyết định cắt dây trói cứu A Phủ: Mị lặng lẽ cắt nút dây mây, gỡ hết dây thì hốt hoảng giục A Phủ “đi ngay”, rồi Mi nghẹn lại “đứng lặng trong bóng tối”. Trong phút chốc, Mi vụt chay, đuổi kịp A Phủ. Mị sợ. Mị chạy theo A Phủ bởi cô hiểu rằng: “Ở đây thì chết mất”. – Có thể nói, tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt,… đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. Đó là hệ quả tất yếu mang tính lô gích của một ý niệm thân phận đã thức tỉnh, một tâm hồn cằn cỗi đã hồi sinh. Từ “đêm tình mùa xuân” đến đêm đông cởi trói cho A Phủ là hành trình Mị tìm lại chính mình, tự giải thoát mình khỏi cường quyền và thần quyền.
– Nhân vật A Phủ:
+ A Phủ mang đặc điểm của những chàng mồ côi nơi rẻo cao trong truyện cổ dân gian: cường tráng về thể chất, mạnh mẽ về tinh thần, gan góc, yêu tự do, trọng công lí. Mười tuổi, mồ côi, bị bán, “không chịu ở dưới cánh đồng thấp”, A Phủ bỏ trốn “lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài”. Thấy A Sử cậy quyền thế nhà giàu bức người, A Phủ “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Chịu trận mưa đòn ở nhà Pá Tra, A Phủ im lìm như một tảng đá. Lỡ để mất bò nhà thống lí, bị trói đứng vào cột, nhưng đêm đến, A Phủ đã nhay đứt hai vòng dây. Tất cả chứng tỏ ở A Phủ luôn tiềm tàng sức mạnh phản kháng mãnh liệt.
+ A Phủ cũng bị “nô lệ hoá”, bị thủ tiêu ý chí phản kháng. Sau lời phán xử vô lí, bị đánh đập mấy ngày đêm, thân thể bầm giập, A Phủ tập tễnh đi giết lợn đãi những kẻ vừa tra tấn mình; tự đóng cọc gỗ, lấy cuộn dây mây cho Pá Tra trói mình. Những chi tiết này là minh chứng hùng hồn tố cáo tội ác của các thế lực phong kiến miền núi trong xã hội cũ.
No – Tác phẩm thể hiện những đặc sắc của nghệ thuật văn xuôi Tô Hoài: vi * + Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: cách giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, nhân vật A Phủ được miêu tả chủ yếu qua những hành động, còn Mị được thể hiện qua dòng tâm tư, quá trình tâm lí. Cách trần thuật uyển chuyển, linh
hoạt; cách kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo; ngôn ngữ sinh động, | chọn lọc và sáng tạo;… + + Biệt tài trong miêu tả thiên nhiên và phong tục: cảnh thiên nhiên thơ mộng được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất tạo hình và chất thơ (cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài); cảnh sinh hoạt mang màu sắc riêng, sinh động (cảnh đêm tình mùa xuân, cảnh cúng trình ma, cảnh xử kiện,…).
* Truyện Vợ chồng A Phủ đặt ra vấn đề số phận con người ở vùng núi Tây Bắc trong xã hội cũ – những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Tô Hoài đã thể hiện sự cảm thông với những nỗi thống khổ đồng thời trân trọng khát vọng sống mãnh liệt qua việc làm rõ quá trình đấu tranh tự giải phóng, cũng là quá trình đến với cách mạng và kháng chiến từ tự phát tới tự giác của họ.
.
..
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Có người cho rằng Vợ chồng A Phủ thấm đẫm chất thơ từ cảnh vật đến tình người nơi núi rừng Tây Bắc.
| Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. ” 2. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ lúc bị bắt về làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
3. Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.