


Nguồn website dethi123.com
I. NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP | 1. Tác giả, tác phẩm
a) Tác giả: Xem bài Tố Hữu, trang 48 – 50. b) Tác phẩm
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một thời kì mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10 – 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Nội dung, nghệ thuật
– Việt Bắc ra đời vào lúc giao thời của lịch sử, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về Hà Nội. Cuộc sống yên vui sắp tới dễ làm người ta quên đi những tháng năm kháng chiến gian khổ, dễ quên đi nơi đã đùm bọc, chở che cho mình. Ra đời vào đúng thời điểm nhạy cảm ấy, bài thơ như một lời nhắn gửi chân thành về tình nghĩa thuỷ chung. | – Đoạn trích nằm trong phần một của bài thơ – niềm hoài niệm về một Việt Bắc gian khổ và nghĩa tình trong kháng chiến. Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ. Nương theo những câu hỏi – đáp theo lối đối đáp ta – mình của ca dao giữa người đi (anh cán bộ miền xuôi) và kẻ ở (nhân dân Việt Bắc), những kỉ niệm kháng chiến hiện về tươi rói trong hồi tưởng. Theo đó, Việt Bắc hiện lên với tất cả những nét đặc trưng, tuy nhiều gian khó, hi sinh nhưng luôn ấm áp nghĩa tình; từ cảnh thiên nhiên hiện ra trong sương khói hoài niệm “Mưa nguồn suối lũ, những mây
cùng mù” đến những gian nan, vất vả, đắng cay mà tình nghĩa với “miếng cơm chấm muối”, “bát cơm sẻ nửa”, “củ sắn lùi”,… Hiện lên phía sau nỗi nhớ da diết là hình ảnh chiến khu Việt Bắc anh hùng cùng với những con người thuỷ chung, tình nghĩa.
| Chọn hình thức thể hiện của ca dao nhưng lời thơ Việt Bắc đã vượt ra khỏi những cảm xúc riêng tư để chuyển tải một vấn đề rất lớn của đời sống cách mạng, đó là vấn đề ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng với nhân dân. .
Lời thơ mang dáng dấp lối đối đáp ta – mình của ca dao. Tuy nhiên, việc sử dụng hai từ này khá linh hoạt. Mình có khi chỉ người cán bộ miền xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc: “Mình về mình có nhớ ta / Mười lăm năm ấy thiết tha măn nồng”. Nhưng cũng có khi ta lại chỉ người đi, mình chỉ kẻ ở: “Ta đi ta nhớ những ngày / Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”… Trong trường hợp khác, hình thức biểu đạt kiểu ca dao đó còn linh hoạt hơn: “Ta với mình, mình với ta / Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh / Mình đi, mình lại nhớ mình / Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”… Có thể nói, việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là một sự sáng tạo của Tố Hữu. Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối đáp thực sự giữa người đi và kẻ ở, song có khi nó chỉ là sự phân thân rồi tư vấn của người đi để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở. Sự giao thoa đó vốn dĩ đã tạo nên một cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ. Sau nữa, nó góp phần làm cho cả một bài thơ dài không bị nhàm chán, đồng thời tạo nên độ sâu về tư tưởng cho bài thơ.
Câu thơ lục bát có hình thức tiểu đối vốn là một nét đặc sắc của thể thơ lục bát trong văn chương bác học thời trung đại:
Làn thu thuỷ / nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm / liễu hờn kém xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) | Trong Việt Bắc, Tố Hữu cũng sử dụng hình thức tiểu đối này, góp phần tạo nên tính dân tộc và chất cổ điển cho bài thơ:
Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối / mối thù nặng vai?
. Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng / măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son.
ang vai?
Tính dân tộc còn được thể hiện ở lối kết cấu đậm chất ca dao, ở việc sử dụng thể thơ lục bát một cách điêu luyện. Nhờ thế mà bài thơ chẳng những nói lên được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại mà còn chạm được vào chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thống ân nghĩa thuỷ chung ngàn đời của nhân dân ta.
* Việt Bắc là một câu chuyện lớn, là một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật mang tính riêng tư đậm chất truyền thống. Bài thơ vừa làm sống dậy những kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của đời sống cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thuỷ chung của người cán bộ đối với nhân dân, đối với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. “Trong đoạn thơ từ câu “Nhớ khi giặc đến giặc lùng” đến câu “Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà”, khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến đã được tái hiện sinh động trong những dòng thơ đậm chất sử thi”.
Anh (Chị) hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
2. Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta . Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gai thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. .
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. 3. Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Việt Bắc được học trong sách Ngữ văn 12, tập một.
4. Hãy bình luận về cách sử dụng hai từ mình và ta trong đoạn trích Việt Bắc.