



Nguồn website dethi123.com
I – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả: xem bài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, trang 40 – 43. b) Tác phẩm – Hoàn cảnh sáng tác
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 26 – 8 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào, chính thức khai sinh nước Việt Nam mới.
– Mục đích sáng tác và đối tượng hướng tới của tác phẩm
Hồ Chí Minh viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khi đế quốc, thực dân đang âm mưu tái chiếm nước ta. Mượn danh quân Đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật bại trận, quân viễn chinh Pháp núp sau quân đội Anh đang tiến vào Nam Bộ; trong khi đó, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của đế quốc Mĩ cũng đang lăm le tiến vào nước ta từ phía bắc. Để dọn đường cho cuộc xâm lăng lần thứ hai, thực dân Pháp lớn tiếng rêu rao: Đông Dương do Pháp “khai hoá” và “bảo hộ”, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền của người Pháp. . Do đó, viết Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh không chỉ tuyên bố độc lập với quốc dân đồng bào và thế giới mà còn hướng tới bọn đế quốc, thực dân nhằm bác bỏ dứt khoát những luận điệu xuyên tạc, xảo trá của bè lũ cướp nước.
2. Nội dung, nghệ thuật
– Mở đầu áng văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Lí lẽ của hai bản tuyên ngôn đó trở thành những luận điểm quan trọng có ý nghĩa pháp lí về chủ quyền dân tộc và quyền sống của con người.
– Trên cơ sở đó, tác giả lần lượt bác bỏ từng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp:
+ Nếu thực dân Pháp kể công khai hoá” thì bản Tuyên ngôn kể tội, kết tội chúng bằng giọng văn đanh thép, dồn nén cả sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta. Cách điện tử, điệp cấu trúc góp phần quan trọng trong việc nhấn mạnh những tội ác cụ thể của thực dân Pháp.
+ Nếu thực dân Pháp kể công “bảo hộ” thì bản Tuyên ngôn lên án chúng trong năm năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ giữa Pháp và Nhật từ mùa thu năm 1940, từ thực tế hai triệu đồng bào ta chết đói dưới ách thống trị của bọn phát xít, tác giả đi đến kết luận: chẳng những thực dân Pháp không bảo hộ được nước ta mà trái lại chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Để tăng thêm sức thuyết phục cho bản Tuyên ngôn, Người đã chỉ ra hành động chính nghĩa và thái độ khoan hồng nhân đạo của nhân dân Việt Nam. Thủ pháp đối lập đã phát huy được sức mạnh, hiệu quả rõ rệt. . + Nếu thực dân Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn nói rõ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật từ năm 1940 và nhân dân ta đã đứng lên giành quyền độc lập dân tộc từ tay Nhật chứ không phải
từ tay Pháp. Hồ Chí Minh đã bày tỏ niềm tự hào về cuộc đấu tranh bền bỉ, sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta.
+ Nếu thực dân Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật và vì thế Pháp có quyền lấy lại Đông Dương thì bản Tuyên ngôn vạch rõ chúng chính là kẻ phản bội Đồng minh, chỉ có dân tộc Việt Nam mới thực sự thuộc phe Đồng minh và đã đứng lên đánh Nhật giành chính quyền.
– Từ những cơ sở thực tế hùng hồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam đã thực sự được xác lập với sự ra đời của một quốc gia mới, một chính phủ mới sau sự kiện lịch sử “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. | Cách lập luận theo kiểu tổng – phân – hợp vừa thể hiện được thái độ nhất quán từ trước đến sau của dân tộc ta: trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của thực dân, đế quốc, vừa thể hiện rõ vấn đề: sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một tất yếu lịch sử.
– Từ tranh luận ngầm với thực dân Pháp, tác giả đối thoại với các nước Đồng minh. Cơ sở pháp lí, chính nghĩa của bản Tuyên ngôn được soi sáng thêm từ góc độ mới đó. Hồ Chí Minh bày tỏ niềm tin tưởng vào sức mạnh của chính nghĩa bằng một giọng văn trang trọng, đanh thép như nhắc nhở mọi người về sự thật hiển nhiên.
– Sau khi hội đủ cả về cơ sở pháp lí lẫn sự thật lịch sử, Hồ Chí Minh trinh trọng đưa ra lời tuyên bố chính thức: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Lời tuyên bố ngắn gọn nhưng kết đọng tư tưởng của bản Tuyên ngôn, thể hiện sâu sắc tư cách làm chủ đất nước của người Việt Nam cũng như tinh thần, ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam.
Kết cấu tác phẩm mạch lạc, tư tưởng nhất quán, ngôn ngữ chính xác, tác động mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc. Mỗi câu, mỗi chữ đều hàm chứa suy tư và tình cảm của một con người suốt đời đấu tranh cho độc lập, tự do.
* Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử to lớn; đồng thời là một áng văn chính luận mẫu mực, thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ sắc sảo, đanh thép, lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực và giọng điệu hung hồn. . .
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, cậu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
| Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
| “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
| (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập) | a) Chỉ ra các lí lẽ và dẫn chứng đã được tác giả sử dụng để triển khai lập luận.
b) Mục đích lập luận của đoạn trích trên là gì?
c) Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phương pháp lập luận đó.
2. Anh (chị) hãy phân tích tính lô gích và hiệu quả nghệ thuật của việc sắp xếp và triển khai lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập.
3. Vì sao có thể coi Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là áng văn chính luận mẫu mực có sức lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam?