Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Số phận con người (Trích – Sô-lô-khốp)

Nguồn website dethi123.com

I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô 05 – 1984) là nhà văn lớn của văn học Nga – Xô viết. Sô-lô-khốp sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a, một địa phương ở vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rô-xtốp. | Sô-lô-khốp tham gia nhiều công tác cách mạng khi nội chiến bùng nổ: xoá nạn mù chữ, đấu tranh vũ trang, trung thu lương thực,… Cũng thời gian này, ông tích cực hoạt động văn nghệ: tham gia đội kịch nghiệp dư của xã, viết truyện và kí,… Năm 1922, ông lên thủ đô, chấp nhận làm mọi nghề để sinh sống và thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ở Mát-xcơ-va, Sô-lô-khốp chỉ được đăng một số tác phẩm. Năm 1925, Sô-lô-khốp trở lại quê hương và bắt đầu viết tiểu thuyết Sông Đông êm đềm – một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ dựng lại bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân vùng sông Đông cùng những biến động xã hội và đấu tranh giai cấp quyết liệt diễn ra ở vùng này trong những năm nội chiến sau Cách mạng tháng Mười. Trong thời kì chiến tranh Vệ quốc (1941 – 1945), với tư cách là phóng viên chiến tranh, Sô-lô-khốp khoác áo lính xông pha nhiều mặt trận, viết nhiều bài chính luận, bài kí, truyện ngắn nổi tiếng. Dù đã từng trải qua cuộc chiến tranh chống phát xít Đức nhưng những tác phẩm hay nhất của ông lại viết về số phận những con người thời hậu chiến, thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thật. Năm 1965, Sô-lô-khốp được tặng Giải Nô-ben Văn học. b) Tác phẩm Số phận con người được viết năm 1957, mười hai năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Truyện ngắn này từng gây xôn xao dư luận, làm rung chuyển văn đàn Nga vào năm 1957 và được coi là đã mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cái nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện và chân thực; đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga. Sự thật bao trùm toàn bộ tác phẩm. Sự thật ấy được tôn trọng trong từng chi tiết, hình ảnh. Sô-lô-khốp đã dũng cảm nói lên sự thật – dù đôi khi sự thật đó cay đắng và khắc nghiệt. Người ta có thể tìm thấy ở tác phẩm này những tìm tòi chủ yếu của văn | học Xô viết hiện đại. Đây là lần đầu tiên và cũng là tác phẩm đầu tiên trong văn học Xô viết thể hiện hình tượng con người bất hạnh trong bão tố chiến tranh. | Số phận con người sau được in trong tập Truyện sông Đông. H 2. Nội dung, nghệ thuật – Chiến tranh và thân phận con người: + Nhân vật Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nổi. Anh đi lính, bị thương hai lần, bị đày đọa trong trại tập trung của phát xít Đức. Vợ và hai con gái chết vì bom. Con trai – niềm hi vọng cuối cùng của anh – cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng. Xô-cô-lốp không còn gia đình, không còn nhà để trở về và cũng không dám trở về vì nỗi đau đè nặng, ám ảnh. | Hoà bình lập lại, anh đối mặt với nguy cơ thất nghiệp và trở thành kẻ nghiện rượu. Chuyện rủi ro không buông tha, những nỗi đau buồn khiến anh không thể ở lâu một chỗ. Anh gặp được Va-ni-a như gặp một nguồn vui lớn – nguồn sống cho trái tim. Nỗi đau nguôi đi đôi chút nhưng trái tim thì không bao giờ trở lại được như xưa. Anh “hầu như đêm nào cũng chiêm bao thấy những người thân quá cố”, đêm nào thức giấc “gối cũng ướt đẫm nước mắt”. Rõ ràng những nỗi đau mà anh đã và đang phải gánh chịu không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Những giọt nước mắt đêm đêm ướt đầm gối của anh là minh chứng sinh động nhất cho nỗi đau dai dẳng, giằng xé mà chiến tranh đã gây ra cho con người. + Chú bé Va-ni-a có nỗi đau khác: cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích, lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đêm bạ đâu ngủ đó,… . – Hai con người – hai trong số rất nhiều nạn nhân của chiến tranh phát xít – đều cô đơn và có nguy cơ bị “chìm nghỉm” trong dòng đời. – Nghị lực vượt qua số phận: + Qua cuộc gặp gỡ và những câu chuyện ngẫu nhiên, Xô-cô-lốp được biết Va-ni-a mồ côi, không người thân thích. Xô-cô-lốp lập tức nhận Va-ni-a làm con không một chút suy tính. Đó là một quyết định xuất phát từ tình thương yêu thực sự. | + Xô-cô-lốp yêu thương bé Va-ni-a rất mực. Anh chăm sóc đứa con một cách “rất vụng về” nhưng cũng rất đáng yêu. Có Va-ni-a, Xô-cô-lốp như đang được hồi sinh. Anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn”. Trong khi đó, bé Va-ni-a thì vô cùng vui vẻ, hồn nhiên gắn bó, quyến luyến chẳng rời “người bố”: áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng cho đến tối”,…” Tình cảm giữa Xô-cô-lốp và Va-ni-a là tình cảm chân thành, thắm thiết của hai con người phải chịu những mất mát quá lớn. Họ gặp nhau một cách tình cờ, rồi gắn bó khăng khít với nhau, bù đắp cho nhau. Thật kì lạ, con người đau khổ ấy – Xô-cô-lốpban ngày thì điềm tĩnh, còn ban đêm “gối ướt đẫm nước mắt…”. Anh đã khóc trong mơ, anh đã nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va-ni-a không phải khóc. | Tác phẩm tuy không dài nhưng như một lát cắt trọn vẹn về “số phận con người” sau chiến tranh. Qua hai nhân vật Xô-cô-lốp và Va-ni-a, nhà văn đặt ra vấn đề về khả năng, sức sống, niềm tin và hi vọng của con người có thể chiến thắng mọi bất hạnh để vươn lên xây dựng lại cuộc đời. . Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai. – Nghệ thuật kể chuyện ngắn gọn và giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn dưới hình thức chuyện lồng trong chuyện với hai người kể: Xô-cô-lốp và tác giả – người ghi lại câu chuyện của anh. Vì thế, câu chuyện trở nên chân thực, có giọng điệu riêng. Với cách viết không tô hồng hiện thực, nhà văn đã báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc. – Truyện có tầm khái quát rộng lớn, sâu sắc, chứa đựng những kí thác thâm trầm, sâu sắc của nhà văn và thấm đượm chất trữ tình man mác làm rung động lòng người. Nhân vật được miêu tả giàu cá tính và rất sinh động trong đời sống tâm lí. – Nhiều đoạn trữ tình ngoại để trong truyện rất giàu ý nghĩa gây xúc động mạnh cho người đọc. Đặc biệt là đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối truyện; ở đây tác giả vừa bày tỏ lòng khâm phục tính cách Nga kiên cường, vừa thêm một lần xác nhận quan điểm nghệ thuật của mình: “Nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo… Khi viết, máu nóng nhà văn phải sôi lên”. Với những thành công đó, Số phận con người thực sự đã tác động mạnh mẽ, sâu xa tới trí tuệ và trái tim của mỗi người đọc. * Đoạn trích Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh; khẳng định con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận; qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nga, tính cách Nga. . II – C U HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của anh (chị) về tác giả Sô-lô-khốp và n con người. . . . . . . . . . . truyện ngắn Số phận con người. 2. Bản lĩnh kiên cường và lẽ sống cao đẹp của con người Xô viết được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? | 3. Nêu giá trị nhân đạo của đoạn trích Số phận con người.