Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Quá trình văn học và phong cách văn học

Nguồn website dethi123.com

1- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Khái niệm và các quy luật cơ bản của quá trình văn học – Quá trình văn học là sự hình thành, tồn tại, vận động và phát triển của văn học, vừa phụ thuộc vào quá trình lịch sử – xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng. + Thứ nhất, quá trình văn học phản ánh sự vận động của văn học trong thời gian và trong không gian. Nói về thời gian, nó cho thấy văn học đã phát triển qua nhiều thời kì và giai đoạn, trong đó, các thời kì lớn là cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, còn các giai đoạn cụ thể thì tuỳ từng nền văn học dân tộc mà có những cách phân chia khác nhau. Nói về không gian, nó cho thấy văn học đã phát triển không giống nhau và không đồng đều ở từng khu vực văn hoá, từng lãnh thổ quốc gia, dân tộc hay trên phạm vi toàn cầu. | + Thứ hai, khái niệm quá trình văn học còn chỉ ra cả cấu trúc của bản thân văn học. Đó là một cấu trúc phức tạp, vừa bao gồm toàn thể các tác phẩm văn học, mọi hình thức lưu giữ và truyền bá văn học, mọi thành tố của đời sống văn học, lại vừa chứa đựng tất cả những mối quan hệ đa chiều giữa các bộ phận văn học và giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, các hình thái ý thức xã hội khác. Sự thay đổi của ý thức văn học, hình thức văn học, sự biến động trong tiếp nhận văn học cũng là những bộ phận không thể tách rời của quá trình văn học, thậm chí đây là những bộ phận cơ bản nhất. Thiếu chúng, người ta khó mà hình dung được bản chất của quá trình văn học. – Các quy luật cơ bản của quá trình văn học: + Quy luật tiếp nhận tác động của đời sống và lịch sử: Là một bộ phận của lịch sử – xã hội, quá trình văn học tất yếu phải chịu sự chi phối của những yếu tố, điều kiện đã làm nên hay thúc đẩy quá trình đó. Mọi hiện tượng của quá trình văn học đều có tiền đề trực tiếp hay gián tiếp trong đời sống văn hoá, xã hội và lịch sử. + Quy luật kế thừa và cách tân: Quá trình văn học chủ yếu là quá trình sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ mới. Những thành tựu văn học ra đời trước luôn tạo ra những điểm xuất phát thuận lợi cho những tìm tòi hướng tới các thành tựu mới và quá trình này là vô tận. Ở đây, giữa kế thừa và cách tân có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. | + Quy luật giao lưu: Văn học của một dân tộc không thể phát triển nếu thiếu giao lưu. Giao lưu càng rộng thì văn học càng có điều kiện phát triển. Nhưng văn học của một dân tộc chỉ thực sự phát triển khi giữa các yếu tố nội sinh và ngoại lai có sự tương tác tích cực, khiến các yếu tố ngoại lai không làm triệt tiêu bản sắc vốn có của nền văn học dân tộc mà ngược lại, làm cho bản sắc ấy thêm phong phú và giàu có. 2. Trào lưu văn học – Trào lưu văn học là một phong trào văn học hoàn chỉnh bao gồm các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình văn học,… được chỉ đạo bởi một thế giới quan nhất định và hình thành trong những điều kiện lịch sử – xã hội nhất định. – Trào lưu văn học là cả một phong trào sáng tác chứ không phải chỉ có phương pháp sáng tác. Bởi ngoài sáng tác là cơ bản, trào lưu văn học còn phải kể đến tổ chức lí luận và phê bình. Trào lưu văn học thường gắn liền với một tổ chức, nêu lên một cương lĩnh lí luận trong đó đề ra những yêu cầu sáng tác hoặc tổng kết kinh nghiệm sáng tác. Khi đã có một tổ chức nòng cốt đồng thời phát huy được sức mạnh chủ đạo thì trào lưu văn học có thể hình thành các trường phái văn học. Song trên thực tế, chu trình này không phải lúc nào cũng xuôi chiều. – Như vậy, trào lưu văn học chỉ xuất hiện khi: + Tập hợp trong cùng lúc nhiều người ý thức được vai trò, tác dụng của văn học trong đấu tranh xã hội. + Dấy lên được phong trào sáng tác rầm rộ. + Có thành tựu được ghi nhận. – Cần lưu ý rằng, trào lưu văn học nào cũng có phương pháp sáng tác chủ đạo nhưng không phải phương pháp sáng tác nào cũng hình thành nên các trào lưu. Phương pháp sáng tác có từ trong thần thoại, truyền thuyết,… song trong những thời kì không có trào lưu văn học, các đặc điểm của phương pháp sáng tác chủ đạo chưa hình thành hoặc chỉ mới ở mức độ manh nha, dù vẫn nhất quán trên những phẩm chất tư tưởng – thẩm mĩ của thời đại mà nó sinh ra. 3. Phong cách văn học – Phong cách văn học là khái niệm được dùng để chỉ tính độc đáo có ý nghĩa thẩm mĩ của một hiện tượng văn học. Hiện tượng văn học này bao gồm phạm vi rất rộng, từ nền văn học của một dân tộc, một thời đại, một trào lưu, một trường phái tới toàn bộ sáng tác của một nhà văn, thậm chí tới những tác phẩm văn học riêng lẻ,… Chính vì vậy, ta thường bắt gặp những cách nói: phong cách nghệ thuật của nhà văn, phong cách nghệ thuật của một tác phẩm văn học cụ thể. – Nhà văn được xem là có phong cách nghệ thuật phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học với những vẻ đẹp riêng, độc đáo. Trong sáng tác của nhà văn, nó phải xuất hiện thường xuyên, nhất quán và bền vững song cũng lại phải đa dạng và luôn đổi mới. Các sáng tạo mới về nội dung hay cách thức biểu hiện phải có chất thẩm mĩ, phải đem lại cho người đọc những mĩ cảm dồi dào. | Chính vì điều này mà phong cách không những là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi nó được nở rộ thì chính là bằng chứng của một nền văn học trưởng thành. Ở một ý nghĩa khác, những phong cách lớn thường đánh dấu cho sự ra đời của một phương pháp sáng tác mới; nhiều phong cách lớn sẽ làm nên những đỉnh cao của một trào lưu văn học, một giai đoạn văn học nhất định. – Những phương diện biểu hiện của phong cách nghệ thuật nhà văn: + Cách nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật của nhà văn đối với cuộc đời và con người. + Giọng điệu riêng của nhà văn gắn liền với cảm hứng sáng tác. + Nét riêng trong việc lựa chọn, xử lí đề tài; xác định chủ đề; xác định đối tượng miêu tả; cách tổ chức kết cấu tác phẩm,… – + Sự thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật. II – C U HỎI ÔN TẬP 1. Những tác phẩm của các tác giả sau đây thuộc trào lưu văn học nào: Thuốc (Lỗ Tấn), Những người khốn khổ (V. Huy-gô), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Chí Phèo (Nam Cao)? | 2. Nhận xét ngắn gọn về sự khác biệt giữa các đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán Việt Nam qua truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).