


Nguồn website dethi123.com
I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả
a-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) sinh trưởng trong một gia đình trí thức tại bang I-li-noi, nước Mĩ. Thuở nhỏ, Hê-minh-uế thường theo cha đi về vùng rừng núi miền Nam, nơi còn tồn tại những làng người da đỏ sống gần gũi với thiên nhiên.. Những chuyến đi này để lại trong ông nhiều ấn tượng sâu đậm. Sau khi tốt nghiệp trung học, Hê-minh-uế đi làm phóng viên. Ông tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, rồi bị thương nặng ở I-ta-li-a. Một năm sau, ông trở về nước Mĩ và tan vỡ ảo tưởng về quan hệ tốt đẹp trong xã hội đương thời. Cảm giác lạc loài và sự phủ nhận văn minh công nghiệp một thời in dấu ấn đậm nét trong những sáng tác của ông.
| Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Hê-minh-uê lại tham gia đội quân quốc tế chống phát xít tại Tây Ban Nha. Tại đây, ông làm phóng viên mặt trận, dựng phim, viết kịch. Ông viết sôi nổi và cũng viết nhiều nhất trong khoảng thời gian này.
| Hê-minh-uê được nhận Giải Pulitzer (giải thưởng danh giá về lĩnh vực báo chí và văn học của Mỹ) vào năm 1953. Năm 1954, ông được trao Giải Nô-ben Văn học.
b) Tác phẩm – Năm 1952, sau gần mười năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời Ông già và biển cả. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống. Ông già và biển cả là đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê, vừa là minh chứng hùng hồn cho nguyên lí “tảng băng trôi” trong nghệ thuật, vừa là “một áng văn giản dị và trung thực về con người” với những mơ ước, khát vọng và sức mạnh phi thường.
2. Nội dung, nghệ thuật
– Con cá kiếm trong đoạn trích được nhà văn tập trung miêu tả như một “nhân vật đặc biệt” bởi những nét rất khác thường.
+ Mở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng lượn tròn rất lớn. Nhà văn chủ ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những “vòng lượn” ấy. Điều này làm cho mỗi người có một hình dung khác nhau về nó.
+ Khi cái bóng của nó xuất hiện thì Xan-ti-a-gô – một người đã rất lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc: “một cái bóng đen vượt dài qua dưới con
on thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó”, “cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng”, “thân hình đồ sộ”. Lão không tin ở mắt mình vì con cá quá lớn, phải “hơn nửa tấn” và người đọc thì trầm trồ vì sự oai phong đĩnh đạc, nét kì vĩ và cả sự duyên dáng của con cá. Nó báo hiệu cuộc chiến giữa ông lão và con cá sẽ vô cùng ác liệt.
+ Hê-minh-uê cũng tập trung tô đậm những chi tiết về sự khôn ngoan của con cá. “Người anh em” ấy – ông lão gọi thế – cũng rất tinh ranh. Nó không cắn câu ngay mà còn thử lượn vòng. Và ngay cả khi ăn mồi rồi, nó cũng không dễ dàng chấp nhận mà phản ứng dữ dội. Con cá bơi đi, nhào người qua lại như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó.
+ Cái chết của cá kiếm cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết mà “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”. Đó là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Khi lực kiệt, sức cùng, con cá vẫn có phong cách cao thượng và đầy uy dũng. Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của Xan-ti-a-gô. Sau khi bị đâm, “con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng”.
– Hình tượng Xan-ti-a-gô:
+ Ông là một ngư phủ rất lành nghề và kiên cường. Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây, vòng lượn của cá, ông cũng biết con cá đang làm gì. Chọn thời điểm thích hợp, ông phóng lao trúng tim con cá. Chi tiết đó cho thấy sự điều luyện trong tay nghề của ông.
+ Xan-ti-a-gô có một sức mạnh tinh thần to lớn. Cho dù không còn trai trẻ, ông luôn tin tưởng vào khả năng khuất phục, chiến thắng con cá kiếm. Nhiều lúc, cái mệt mỏi, sự choáng váng làm ông sắp ngất đi, nhưng kinh nghiệm và bản lĩnh đã giúp ông chiến thắng.
+ Trong cuộc chiến đấu, ông thể hiện những phẩm chất cao quý: “Tao chưa
bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!”. Điều đó cho thấy sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả của Xan-ti-a-gô nhưng cũng hé mở bi kịch của nhân vật này. Cuộc sống trên đất liền của ông thật cô độc và ông chỉ tìm thấy sự tri âm chốn biển khơi. Con cá kiếm là hiện thân của cái đẹp, cái cao thượng mà ông đã cất công tìm kiếm bao ngày mới thấy nhưng để tồn tại và khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại, đôi khi người ta phải huỷ hoại ngay cả những cái mình vẫn yêu quý, ngưỡng vọng. Đó chính là bi kịch muôn thuở của con người.
– Niềm tin, ý chí và nghị lực của Xan-ti-a-gô được thể hiện rõ trong đoạn trích. Đó là sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm tìm kiếm để bắt được con cá lớn xứng đáng với tài năng và đó cũng là khát vọng bảo vệ, giữ gìn thành quả lao động của mình. Hình ảnh ông lão một mình chiến đấu với con cá kiếm và sau này chiến đấu với đàn cá mập là một biểu tượng đẹp về nghị lực của con người. Tuyên ngôn của ông lão thật đáng kính trọng: “Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”.
– Trong đoạn trích, Hê-minh-uế sử dụng lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm. Đó là những khi ông lão (lão) nói, ông lão lão nghĩ. Đây là cách để nhà văn khắc hoạ chân dung nhân vật. Vì thế, hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô và cuộc chiến đấu không cân sức với con cá kiếm hiện lên thật rõ nét.
– Xây dựng hình tượng có ý nghĩa hàm ẩn, sử dụng ngôn ngữ có tính đa nghĩa là phong cách của Hê-minh-uê và cũng là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: nguyên lí “tảng băng trôi”.
* Thông qua hình ảnh ông lão quật cường khuất phục và chiến thắng con cá kiếm, Hê-minh-uê gửi gắm niềm tin tưởng lớn lao vào con người: trong bất kì hoàn cảnh nào, “con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”. II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Tóm lược diễn biến trận chiến của ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm. 2. Trình bày cảm nhận của anh (chị) về những suy nghĩ của ông lão Xan-ti-a-gô: – “Mày đang giết tao, cá à…”. – “Con cá là vận may của ta…”.
3. Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tạo nghệ thuật của Ơ. Hê-minh-uê? Trong đoạn trích Ông già và biển cả, tác giả đã vận dụng nguyên lí đó như thế nào?