


Nguồn website dethi123.com
I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả: Xem bài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, trang 40 – 43. b) Tác phẩm
Tập thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Hồ Chí Minh bị giam cầm trong các nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch (từ 27 – 8 – 1942 đến 10 – 9 – 1943). Suốt mười ba tháng, Người phải sống trong điều kiện vô cùng khổ cực, bị đối xử tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Chí Minh đã làm thơ để giải trí đồng thời thể hiện ý chí và trải nỗi lòng của người cộng sản. Tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán, trong đó 126 bài là thơ tứ tuyệt, còn lại 8 bài thuộc các thể thơ khác.
2. Nội dung, nghệ thuật – Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc
Tập thơ ghi lại những điều tai nghe mắt thấy trong những ngày Hồ Chí Minh trong tù và bị giải trên đường đi qua các nhà lao. Bằng bút pháp châm biếm với nhiều cung bậc và giọng điệu khác nhau, tác giả đã tái hiện một phần rất thực bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù – một phần xã hội Trung Quốc trong những năm 1942 – 1943.
– Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh
Tập thơ ghi lại những tâm sự của Hồ Chí Minh trong những ngày bị giam cầm. Qua những dòng tâm sự ấy, người đọc có thể hình dung rõ nét bức chân dung tự hoạ của nhân vật trữ tình – một người tù cộng sản kiên cường và giàu lòng nhân ái.
+ Một người chiến sĩ cộng sản với nghị lực phi thường và bản lĩnh thép, không chịu khuất phục trước bất kì khó khăn gian khổ nào. Ở con người ấy luôn sáng lên một tinh thần ung dung tự tại, lạc quan yêu đời. . | + Một tâm hồn yêu nước thiết tha và khao khát tự do. Trong những ngày bị tù đày, Người luôn hướng về Tổ quốc, về đồng bào, đồng chí và lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
+ Một tấm lòng tràn đầy tình yêu thương đối với con người. Người tù cộng sản – nhân vật trữ tình của tập thơ – thương yêu, đồng cảm với những người cùng
khổ ở xung quanh bất kể họ là ai. Người còn dành cả tình yêu thương cho thiên nhiên cây cỏ, cho những vật vô tri vô giác. Nhiều bài thơ của Người là những bài học nhân sinh sâu sắc.
| + Một trí tuệ linh hoạt, sắc bén, một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa và rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
| Nhật kí trong tù đã phác hoạ nên bức chân dung tinh thần của một con người vĩ đại, một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.
– Nhật kí trong tù thể hiện khá sắc nét phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh. Căn cứ vào những bài thơ hay nhất, có thể nhận thấy nét phong cách nghệ thuật nổi trội nhất của Nhật kí trong tù là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.
Màu sắc cổ điển được thể hiện ở những điểm sau:
+ Giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà thơ thường không coi trọng việc vẽ lại hình xác của cảnh vật mà chỉ muốn ghi lại cái linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá (Đi đường, Chiều tối, Mới ra tù, tập leo núi , …).
+ Nhân vật trữ tình thường có phong thái ung dung, tự tại, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên như những người bạn tri âm, tri kỉ (Ngắm trăng, Trên đường đi,…).
Tinh thần thời đại, bút pháp hiện đại trong tập thơ biểu hiện ở:
+ Hình tượng thiên nhiên giàu sức sống, không tĩnh lặng mà thường vận động khoẻ khoắn, hướng về sự sống, về ánh sáng (Giai đi sớm, Trời hửng,…).
+ Trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người luôn là chủ thể. Đó cũng không phải là hình ảnh con người ẩn dật, hoà tan vào thiên nhiên mà là con người hành động, con người làm chủ tình thế và thiên nhiên (Đi đường, Giải đi sớm,…). . Nhìn chung, giọng thơ Hồ Chí Minh là giọng thơ hồn nhiên, bình dị của một nhà cách mạng chân chính luôn tìm thấy lẽ sống và sức mạnh của mình ở sự gắn bó máu thịt với những con người cùng khổ nhất.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, phần lớn các bài thơ trong Nhật kí trong tù cũng như hầu hết các sáng tác thơ của Hồ Chí Minh đều viết bằng chữ Hán và theo thể tứ tuyệt cổ điển. Đặc điểm nổi bật của thể thơ này là hàm súc, ý nghĩa phong phú được dồn nén trong một khuôn khổ ngôn từ rất hạn chế. Lời thơ ít, ý thơ nhiều đòi hỏi bài thơ phải kết cấu chặt chẽ, dùng nhiều bút pháp gợi, hình tượng thơ đa diện, ngôn ngữ thơ đa nghĩa.
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. “Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh”. Bằng những hiểu biết của mình về tập thơ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
2. Qua một bài thơ, hãy chứng minh rằng ở Nhật kí trong tù, thơ Hồ Chí Minh có sự hoà hợp một cách tự nhiên và tinh tế giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại.