Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Nguyễn Tuân

Nguồn website dethi123.com

I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Cuộc đời a) Tiểu sử Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội; xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, rồi ông trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông là một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. b) Con người Nét nổi bật ở con người Nguyễn Tuân là một trí thức, một nghệ sĩ có bản lĩnh và tinh thần dân tộc. Ông đặc biệt trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Ông yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ, yêu những phong cảnh đẹp của quê hương, những thú chơi tao nhã như uống trà, chơi hoa, chơi chữ, thả thơ,… Ông viết về các món ăn ngon của dân tộc bằng sự quan sát tinh tế và tất cả niềm trân trọng. | Nguyễn Tuân là nhà văn giàu cá tính. Với ông, viết văn là cách để khẳng định cá tính độc đáo của mình, ông còn am hiểu nhiều ngành văn hoá, nhiều môn nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,… và thường vận dụng vốn tri thức phong phú đó trong quá trình sáng tạo. Những trang viết của Nguyễn Tuân, vì thế, bao giờ cũng mang một màu sắc riêng rất dễ nhận ra: tài hoa và uyên bác. – Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quý trọng nghề nghiệp của mình. Với ông, nghề văn luôn đối lập với sự vụ lợi. Không những thế, nó thực sự là một nghề lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh”. 2. Sự nghiệp văn học a) Quá trình sáng tác và các đề tài chính Có thể lấy mốc năm 1945 để chia quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân thành hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám. – Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và đời sống truỵ lạc. Các tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua,… + “Chủ nghĩa xê dịch” vốn là một lí thuyết vay mượn của phương Tây, chủ trương cuộc đời là những chuyến đi không mục đích, chỉ cốt thay đổi để tìm những cảm giác mới lạ, thoát li mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nguyễn Tuân tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Tác phẩm tiêu biểu nhất cho mảng đề tài này là Một chuyến đi (1938). Tuy nhiên, chính ở mảng đề tài gắn với một lí thuyết có phần tiêu cực này, Nguyễn Tuân lại có được cơ hội thuận lợi bày tỏ tấm lòng thiết tha gắn bó của ông với cảnh sắc và phong vị của đất nước bằng những trang văn uyên bác và tài hoa. + Sự bất mãn và bất lực trước cuộc đời hiện tại dường như cũng tự nhiên thôi thúc Nguyễn Tuân tìm về những vẻ đẹp của quá khứ nay chỉ còn “vang bóng”. Viết về vẻ đẹp “vang bóng một thời”, ông làm sống lại những quan niệm đạo đức và thẩm mĩ truyền thống của dân tộc với những thú chơi lành mạnh, tao nhã, lịch thiệp,… Điểm sáng thẩm mĩ nổi bật nhất trong mảng đề tài “vang bóng một thời” này là hình ảnh những con người tài hoa, khí phách, ngang tàng, khảng khái, luôn toả rạng ánh sáng của thiên lương, nghĩa khí trong cõi đời phàm tục, tăm tối (tiêu biểu nhất là nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù). Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. + Nguyễn Tuân khai thác đề tài đời sống truỵ lạc như một phương cách giải thoát khỏi thực tại đen tối. Ở những tác phẩm này, người đọc dễ nhận ra hình ảnh một cái tôi hoang mang, bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Tuy nhiên, cũng chính từ cuộc đời nhem nhuốc và phàm tục đó, đôi khi lại thấy một cái tôi thực sự khát khao vượt lên tất cả để tìm đến một thế giới tinh khiết, thanh cao trên đôi cánh của nghệ thuật (Chiếc lư đồng mắt cua). | Vào những năm cuối cùng của chế độ thuộc địa, trong tâm trạng hoang mang, bế tắc cực độ, Nguyễn Tuân còn tìm đến một đề tài mà ông gọi là “yêu ngôn”, viết về thế giới hoang đường, ma quỷ theo kiểu Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tuy vậy, những tác phẩm này vẫn chứa đựng ít nhiều tinh thần dân tộc và “thiên lương” của tác giả. – Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân tham gia kháng chiến, chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc sống và chiến đấu của dân tộc. Nhân vật chính trong những sáng tác của Nguyễn Tuân thời kì này là những người dân lao động và chiến đấu trên các mặt trận khác nhau của đời sống cách mạng, những con người của chính nghĩa với khí phách anh hùng và tư thế sang trọng, hào hoa. | Các tác phẩm chính của Nguyễn Tuân giai đoạn này là: Tinh chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), Ki (1976),… Trong đó, Sông Đà là tác phẩm kết tinh thành tựu văn học của Nguyễn Tuân thời kì sau Cách mạng. | b) Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo. – Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông chủ yếu khám phá thiên nhiên và sự vật ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ; khám phá con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. – Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ sự độc đáo, tài hoa và uyên bác. Nhân vật của ông dù thuộc loại người nào cũng đều là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình, đặc biệt, ở giai đoạn sau Cách mạng, ông phát hiện và ngợi ca chất tài hoa nghệ sĩ ở cả những con người bình thường nhất (anh chiến sĩ đánh giặc trên bầu trời Hà Nội, chị dân quân gác máy bay, tàu chiến Mĩ ở bờ | biển Quảng Bình; ông lái đò vô danh trên sông Đà,…). – Nguyễn Tuân luôn khát khao tìm kiếm và say mê những gì mới lạ trong cảm xúc, cảm giác. Bởi thế, ít thấy trong văn ông sự bằng phẳng, nhợt nhạt, tĩnh lặng. Nguyễn Tuân là nhà văn của những tính cách phi thường; của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt; của những phong cảnh tuyệt mĩ; của rừng núi thiêng liêng hay thác ghềnh dữ dội; … – Cá tính tự do, phóng túng cùng ý thức sâu sắc về cái tôi đã khiến Nguyễn Tuân đặc biệt hứng thú với thể văn tuỳ bút. Đến Nguyễn Tuân và nhờ Nguyễn Tuân, thể tuỳ bút đã thực sự có một diện mạo độc đáo và mới mẻ trong văn học nước nhà. . – Nguyễn Tuân còn có công lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Với một kho từ vựng phong phú và khả năng tổ chức câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, ông đã tạo nên một bước chuyển đáng kể, đồng thời mở ra những khả năng mới trong việc biểu đạt nghệ thuật của ngôn từ tiếng Việt. . . Nguyễn Tuân xứng đáng được tôn vinh là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn lớn bởi những đóng góp phong phú, độc đáo cho nền văn học Việt Nam hiện đại. II – C U HỎI ÔN TẬP 1. Theo anh (chị), cuộc đời và con người Nguyễn Tuân ảnh hưởng như thế nào tới việc hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong sáng tác văn học? 2. Phân tích những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.