Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Người lái đò Sông Đà (Trích – Nguyễn Tuân)

Nguồn website dethi123.com

I – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả: Xem bài Nguyễn Tuân, trang 11 – 14. b) Tác phẩm Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà in trong tập Sông Đà (1960). Trong lần xuất bản đầu tiên, bài tuỳ bút có tên là Sông Đà. Năm 1982, khi cho in lại trong tập 2 bộ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả sửa thành Người lái đò Sông Đà. Tập tuỳ bút Sông Đà là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Sông Đà là bức tranh sinh động, hấp dẫn cả về cảnh và người Tây Bắc. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ, uy nghiêm, vừa thơ mộng, trữ tình. Bên cạnh việc khắc hoạ bức tranh thiên nhiên, nhà văn đặc biệt chú ý “phát hiện những nét đáng quý trong tâm hồn người chiến sĩ, người công nhân đi mở đường, người lao động bình thường nơi khuất nẻo hoang vu miền Tây Bắc Tổ quốc. Ông ca ngợi những con người đang dũng cảm một cách thầm lặng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng cuộc sống mới ở nơi vùng cao heo hút này. Tác phẩm thể hiện rất rõ những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. • Người lái đò Sông Đà là tác phẩm tiêu biểu nhất của tập tuỳ bút này. 2. Nội dung, nghệ thuật – Người lái đò Sông Đà cho ta cảm nhận về một Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất dữ dội, khắc nghiệt. Người lao động gắn bó với con sông, với vùng đất nơi đây đã gan góc, thông minh vật lộn, chiến đấu với thiên nhiên để tồn tại và chiến thắng. Bài tuỳ bút thể hiện sự am hiểu sâu sắc của Nguyễn Tuân về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Những kiến thức liên ngành đa dạng: lịch sử, địa lí, võ thuật, điện ảnh, hội hoạ, điêu khắc,… tạo nên bề dày tri thức và nâng cho đôi cánh tài hoa, uyên bác của nhà văn bay bổng. Nhờ sự quan sát tinh tế, nhờ những tưởng tượng phong phú, đầy sáng tạo và nhờ những hình ảnh so sánh táo bạo, Người lái đò Sông Đà đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc về tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân. – Hình ảnh sống và hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Tuân nổi bật ở hai khía cạnh dường như đối lập nhau: hung bạo và trữ tình. Sông Đà rất hung dữ, hiểm ác, gây hại cho con người nhưng ngược lại nó cũng là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, tạo nên chất men say cho cuộc sống của con người. 1 + Tâm điểm dữ dội của sông Đà là ở những con thác. Nước dữ đã đành. Đá cũng dữ. Qua những câu văn trùng điệp của Nguyễn Tuân, chúng ta có thể cảm nhận được điều ấy: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Nguyễn Tuân có những cách so sánh thật độc đáo và táo bạo: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa…”; những cách nhân hoá sắc sảo: “mặt nước hò la vang dậy […] ùa vào mà bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”, “cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”… Hình ảnh những cái thuyền bị hút nước nuốt chửng, hình ảnh cái hút nước như một cái giếng xây bằng nước sông đang xoay tít,… tác động mạnh vào các giác quan, tạo nên ở người đọc những cảm giác mạnh tựa như chứng kiến một trận động rừng, động đất hay núi lửa thời tiền sử. .. + Nét tính cách thứ hai của sông Đà là trữ tình. Để lột tả đặc tính này của sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng những so sánh đặc sắc. Mỗi so sánh thực sự là một phát hiện của nhà văn trước đối tượng thẩm mĩ của mình. Sông Đà dưới con mắt của Nguyễn Tuân tựa như một “áng tóc trữ tình […] ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”, rồi lại như “một cố nhân” trong nỗi niềm du khách, như “cái miếng sáng loé lên” trong trò chiếu gương của con trẻ, như “một bờ tiền sử”, như “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”,… Qua sự quan sát của Nguyễn Tuân, sông Đà mùa xuân thì “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu thì “lừ lừ chín đỏ”. – Trong tác phẩm, người lái đò sông Đà được thể hiện như một người lao động đồng thời như một nghệ sĩ. + Ngoại hình ông lái đò mang đậm những dấu ấn của một con người sinh tử cùng sông nước. + Để bộc lộ hết những phẩm chất của nhân vật, Nguyễn Tuân đã đặt ông lái đò vào một cuộc giáp chiến căng thẳng với con sông hung dữ. Nguyễn Tuân tô đậm sông Đà là để ngầm đề cao chính ông lái đò tài hoa, nghệ sĩ. Đối diện với những “thạch trận trên sông” với những cửa sinh, cửa tử, với đủ các lối đánh: vu hồi, du kích, mai phục, giáp lá cà,… ông lái đò “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá” để tạo nên thế cưỡi hổ tung hoành: nắm chặt, ghì cương, bám chắc, phóng nhanh, đè sấn, chặt đôi,… Người lái đò ở đây vừa có tư thế của một anh hùng, một chiến tướng tài ba và kiêu dùng trên “mặt trận Sông Đà” vừa có phong cách tài tử của một nghệ sĩ, một “tay lái ra hoa”. Trong Người lái đò Sông Đà, qua lăng kính vạn hoa của Nguyễn Tuân, chuyện chở đò đã trở thành một nghệ thuật cao cường. Người lái đò đối đầu với thác ghềnh cuồng bạo mà rất bình tĩnh, ung dung: xử lý các tình huống nguy hiểm vừa dũng cảm, vừa quyết liệt, vừa thông minh, táo bạo như một viên tướng giỏi trước trận đồ bát quái với vô số quân tướng thù địch nham hiểm, quái ác. Cái chết lúc nào cũng tưởng như kề bên, thế mà khi vượt thác xong, ông lại ung dung “đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh”, “chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”. Ông lái đò là một người lao động bình không tên tuổi nhưng bằng lao động của mình đã thực sự trở thành một con người dũng cảm, một nghệ sĩ tài hoa của mảnh đất miền Tây Bắc Tổ quốc. Nguyễn Tuân thường nhìn nhận, miêu tả thiên nhiên và khắc hoạ con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt; đồng thời, thường cảm nhận thiên nhiên và con người ở phương diện thẩm mĩ. Ấn tượng rất đậm mà các trang văn của ông mang lại là: thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, lao động sáng tạo cũng là một nghệ thuật vô giá. Cuộc sống đời thường dường như đang phát toả hào quang rạng rỡ trên trang văn Nguyễn Tuân. Để có được những trang văn độc đáo như thế, Nguyễn Tuân đã vận dụng và kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật mà trước hết là nghệ thuật nhân hoá. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thủ pháp so sánh kết hợp với sự quan sát tinh tế, những tưởng tượng phong phú, đầy sáng tạo và việc huy động vốn tri thức phong phú ở nhiều lĩnh vực: lịch sử, địa lí, quân sự, điện ảnh,… để miêu tả, thể hiện. * Qua hình tượng Sông Đà hung bạo và trữ tình, người lái đò bình dị mà dũng cảm, tài hoa, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc của Tổ quốc. II – C U HỎI ÔN TẬP | 1. Nguyễn Tuân được coi là người nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Qua việc phân tích vẻ đẹp của hình tượng sống và trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, hãy làm sáng tỏ nhận định ấy. 2. Cảm nhận của anh (ch vẻ đẹp của hình tượng người lái đò trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân?