


Nguồn website dethi123.com
I. NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả
Nguyễn Khải (1930 – 2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, quê gốc ở thành phố Nam Định. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Khải gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y t 1 rồi làm báo, ÔI bắt đầu viết văn từ năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962). Nguyễn Khải từng tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá II, III; giữ chức Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khoá III; đại biểu Quốc hội khoá VII. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và Giải thưởng văn học ASEAN năm 2000.
| Nguyễn Khải là nhà văn có biệt tài trong việc phát hiện những hiện tượng đời sống mang tính chất triết lí. Từ sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề chính trị – xã hội có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người trước những biến động phức tạp của đời sống.
b) Tác phẩm
Một người Hà Nội viết năm 1990, in trong tập Hà Nội trong mắt tôi (1995). Đây là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải trong giai đoạn đất nước đổi mới.
2. Nội dung, nghệ thuật | – Bà Hiền – nhân vật trung tâm của Một người Hà Nội:
+ Bà Hiền là người sống thẳng thắn, chân thành, thức thời và thực tế. Bà luôn chủ động thu xếp việc nhà và mặc dù “có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản” nhưng lại không bị cải tạo, vì bà không bóc lột ai cả. Đối với con cái, bà dạy dỗ cẩn thận từ cách ăn uống, nói năng, đi đứng “phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”, dạy các con phải biết tự trọng, biết xấu hổ”. . + Bà cư xử rất tự trọng, đàng hoàng khi đồng ý cho các con đi chiến đấu trong Nam. Bà nói: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự | hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Bà sẵn sàng chấp nhận khi người con trai thứ hai muốn tiếp bước anh vì “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.
+ Bà vẫn giữ nếp sống văn hoá của người Hà Nội từ cách ăn mặc, tiếp đón bạn bè, sắp xếp nơi tiếp khách lịch sự, sang trọng đến sự tinh tế khi chơi hoa thuỷ tiên ngày Tết.
| Bà Hiền là một người Hà Nội “thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Bà đã sống cùng những biến đổi của lịch sử đất nước nhưng vẫn giữ được phẩm chất và bản lĩnh của mình. Bà là “hạt bụi vàng” làm nên đất kinh kì “chói sáng những ánh vàng!”. Từ nét đẹp văn hoá của bà Hiền, người kể chuyện mang lại nhận thức mới về văn hoá của lớp người Hà Nội đã từng được nhìn nhận đơn giản là “tư sản”.
– Bên cạnh bà Hiền, còn có những người Hà Nội đẹp đẽ khác là Dũng, Tuất và mẹ Tuất. Dũng là đứa con trai đầu mà bà Hiền rất yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, Dũng “tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ”. Tháng tư anh lên Thái Nguyên huấn luyện, tháng bảy vào Nam, anh đã chiến đấu suốt mười năm và đã trở về. Nhưng có biết bao đồng đội của anh không có mặt trong ngày toàn thắng. Nhớ về những đồng đội đã hi sinh – đặc biệt là Tuất, người bạn cùng trung đoàn, Dũng xót xa thương cảm. Dũng nhớ ngày vào Nam, tàu qua ga Hà Nội, mẹ Tuất làm ở phòng phát thanh nhà ga, Tuất nghe rõ tiếng mẹ mình phát trên loa, nhưng anh không thể xuống ga để từ biệt mẹ. Đấy cũng là những lời cuối cùng của mẹ mà Tuất được nghe, anh đã hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có mấy ngày”. Có biết bao bà mẹ Hà Nội vô cùng thương con và tràn đầy nghị lực như mẹ của Tuất đã nén chịu nỗi đau mất con, tiếp tục sống, tiếp tục xây dựng cuộc sống. Gặp lại bạn chiến đấu của con, trong khi Dũng oà khóc như một đứa trẻ thì bà “run bần bật nhưng không khóc” và nói với Dũng: “Nín đi con, nín đi Dũng. Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”. Chính những con người này đã khẳng định và gìn giữ cốt cách tinh thần của người Hà Nội nói riêng và những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam nói chung.
– Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, Nguyễn Khải còn phản ánh một sự thật khác về những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ, lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi tục tằn, thô bỉ: “Tiên sư cái anh già!”. Đó là những người mà nhân vật “tôi” quên đường phải hỏi thăm thì “có người trả lời, là nói sóng hoặc bất cằm, có người cứ giương mắt nhìn
mình như nhìn con thú lạ”. Những con người này đã đánh mất đi sự tinh tế, thanh lịch của người Hà Nội. Đó chính là một góc khác, một phần khác của sự thật cuộc sống mà Nguyễn Khải đã thẳng thắn chỉ ra và phản ánh trong tác phẩm của mình.
. – Cây si mọc ở đền Ngọc Sơn là biểu tượng cho nét cổ kính, thiêng liêng của Hà Nội. Chuyện cây bị đổ rồi lại hồi sinh gợi nhiều suy nghĩ về lẽ đời, về quy luật bất diệt của sự sống. Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua bao biến cố dữ dội nhưng sức sống, vẻ đẹp văn hoá của Hà Nội cũng sẽ trường tồn tựa như cây si bị bật gốc vẫn hồi sinh. .
– Tác giả đặt một sự việc dưới nhiều góc nhìn để cho bạn đọc tự rút ra kết luận chứ không áp đặt cách đánh giá của mình. Giọng điệu trần thuật của tác giả là giọng của người từng trải, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng ưu tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí.
– Biện pháp so sánh được tác giả khai thác triệt để. So sánh quan niệm của bà Hiền với nhân vật “tôi”, so sánh cách ăn uống, nền nếp sinh hoạt của gia đình bà và cách ăn uống bình dân của gia đình “tôi”, so sánh lối sống của người lính với nếp sống văn hoá chuẩn mực của xã hội, so sánh Hà Nội với Sài Gòn,… để làm bật lên cái đẹp và chưa đẹp.
* Qua nhân vật bà Hiền, tác giả khắc hoạ và ca ngợi bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội tự tin, thức thời, thực tế, tự trọng với lối sống văn hoá, thanh lịch, sang trọng “thuần tuý Hà Nội, không pha trộn” và tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển trong thời kì mới “chói sáng những ánh vàng!”.
I – C U HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhan đề Một người Hà Nội.
2. Qua cách bà Hiền thu xếp việc nhà và dạy dỗ con cái, anh (chị) thấy bà Hiền là người như thế nào? Anh (Chị) có tán thành quan điểm dạy con: “cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”? . 3. Tại sao tác giả lại gọi bà Hiền là “một người Hà Nội”?