



Nguồn website dethi123.com
v I – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, quê ở thành phố Đà Nẵng. Tuổi ấu thơ, Lưu Quang Vũ sống ở vùng trung du Phú Thọ; năm 1954, về sống và đi học ở Hà Nội. Ông từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ năm 1970 đến năm 1978, ông xuất ngũ và làm đủ nghề để mưu sinh. Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói. Với những vở kịch gây chấn động dư luận như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta,… Lưu Quang Vũ được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
– Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. | b) Tác phẩm
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới được công diễn và gây tiếng vang lớn ngay khi ra mắt. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.
2. Nội dung, nghệ thuật
Trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt, hồn Trương Ba có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Gặp nhiều rắc rối, hồn Trương Ba rất đau khổ khi ý thức được những điều mình đã gây ra nhưng không có cách nào giải quyết. Càng cố gắng, kết quả càng tai hại, hồn Trương Ba rơi vào nghịch cảnh trớ trêu. Những màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với các nhân vật thể hiện rõ điều đó.
– Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
+ Hồn Trương Ba có một cuộc sống đáng hổ thẹn khi phải sống chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. Hồn muốn thoát khỏi xác nhưng không thể. Xác tìm cách ve vãn để hồn thoả hiệp, chấp nhận hoà làm một. Hồn nổi giận, mắng mỏ, khinh bỉ xác nhưng cuối cùng đành chấp nhận trong tuyệt vọng.
| Cuộc đối thoại cho thấy sự ngộ nhận, ảo tưởng của hồn Trương Ba. Sau bao việc đã gây ra, hồn còn huyễn hoặc mình là trong sạch, thẳng thắn. Vì thế, bi kịch của hồn Trương Ba càng trở nên đau đớn, oái oăm. Cuộc đối thoại này cũng là một ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi, khát vọng và dục vọng trong một con người.
+ Lời cảnh báo của tác giả: khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo vệ và hoàn thiện nhân cách là một vấn đề lớn, có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà Lưu Quang Vũ đặt ra trong lớp kịch này.
– Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân: . + Trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm
những điều trái với tư tưởng của mình để thoả mãn đòi hỏi của thể xác. Trương Ba của hiện tại không phải là Trương Ba của ngày trước nữa. Điều đó dẫn đến những bất ổn giữa Trương Ba và những người thân trong gia đình. Ông càng bị đây xa dần khỏi những người ruột thịt.
+ Những người thân trong gia đình Trương Ba thì xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm, buồn bã, đau khổ,… Vợ ông chua chát, dằn dỗi, rưng rưng nước mắt “than thân tủi phận”. Chị con dâu vốn là người thương và hiểu ông nhất cũng bất lực: “Làm thế nào, thầy ơi?”. Vì ông mà con trai định bán vườn, vợ định bỏ đi. Đứa cháu thì không nhận ông là ông nội của nó, gọi ông là lão đồ tể “xấu lắm, ác lắm”. Tất cả đều không giúp gì được và hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn. Vì thế, hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt khoát. Không thể bị khuất phục trước các anh hàng thịt, hồn Trương Ba khẳng định: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!” và thắp hương gọi Đế Thích.
– Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích:
+ Hồn Trương Ba thể hiện một thái độ dứt khoát, không chấp nhận cảnh sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Ông muốn được sống theo đúng bản chất: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” – muốn được sống là mình, chịu trách nhiệm về mình. Đó là một khát vọng bởi sống tạm, sống gửi, sống nhờ là kiểu sống vô nghĩa.
| + Đế Thích định để hồn Trương Ba nhập vào các cu Tị. Hồn Trương Ba kiến quyết chối từ và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại. Còn mình sẽ trả thân xác cho anh hàng thịt, “không nhập vào hình thù ai nữa”,…
Qua màn đối thoại, tác giả gửi gắm thông điệp: Không thể sửa chữa sai lầm này bằng một sai lầm khác. Lưu Quang Vũ khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Cuộc sống của con người thực sự có ý nghĩa khi được sống toàn vẹn là mình, có sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác.
– Kết thúc vở kịch, hồn Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết, một cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực. Trương Ba chết nhưng vẫn còn đó và hiển hiện trong lòng những người thân yêu. Ông hoá thân vào những sự vật thân thuộc và trở thành bất tử. Đó cũng chính là sự bất tử của những giá trị nhân văn cao đẹp. . – Lưu Quang Vũ đã sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Trọng tâm vở kịch của
ông bắt đầu từ chỗ cốt truyện dân gian kết thúc. Truyện dân gian kết thúc có hậu: Hồn Trương Ba được sống hạnh phúc với vợ con. Lưu Quang Vũ khai thác bị kịch của hồn Trương Ba trong thể xác anh hàng thịt. Vở kịch không kết thúc có hậu theo kiểu truyện cổ tích mà hướng đến một quan niệm khác: Hạnh phúc của con người đầu chỉ là được sống mà quan trọng hơn là sống như thế nào. ..
– Đoạn trích đã thể hiện nổi bật tài năng của Lưu Quang Vũ trong việc tổ chức xung đột kịch, nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
– Ngôn ngữ kịch giàu chất thơ, tình huống kịch nhiều xung đột đa chiều. Đoạn trích không dài nhưng là sự dồn nén toàn bộ ý tưởng của tác phẩm. Thắt nút dữ dội và cởi nút rất nhân văn, đoạn trích đưa đến cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống.
* Thông qua bi kịch của sự phục sinh hồn Trương Ba, tác giả cảnh báo về hiện tượng con người chỉ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, thích hưởng thụ và tình trạng sống giả, không dám là mình, không dám chịu trách nhiệm về mình; đồng thời, khẳng định: điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi; sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích bi kịch của hồn Trương Ba. Từ đó hãy bình luận về những thông điệp mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong đoạn trích.
2. Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
3. Có ý kiến cho rằng: Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là sự hoà quyện giữa tính thời sự và những vấn đề muôn thuở.
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.