


Nguồn website dethi123.com
1 – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả :
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Mồ côi cha từ khi mới được bảy tháng tuổi, ông được người mẹ tảo tần nuôi cho ăn học. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Vũ Trọng Phụng đi làm kiếm sống, nhưng chẳng bao lâu thì mất việc. Từ đó, ông sống bằng nghề viết báo và viết văn chuyên nghiệp. Vì lao động quá sức, ông mắc bệnh lao và mất năm 27 tuổi. | Vũ Trọng Phụng có sức sáng tạo dồi dào. Không đầy 10 năm cầm bút (1930 – 1939), nhà văn đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú gồm nhiều thể loại: kịch, truyện ngắn, phóng sự và tiểu thuyết. Sáng tác của Vũ Trọng Phụng thể hiện niềm căm phẫn mãnh liệt đối với xã hội thối nát đương thời.
b) Tác phẩm
– Tiểu thuyết Số đỏ đăng báo năm 1936, được xếp vào hàng những tác phẩm xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ. Qua tác phẩm, nhà
văn đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời. Từ chuỗi vận đỏ của nhân vật Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một cách chân thực cái quy luật tưởng chừng như vô lí: Trong xã hội nhố nhăng lúc bấy giờ, một kẻ bất tài, bịp bợm cũng có thể trở thành một đại trí thức, một “anh hùng cứu quốc”; một mụ “me Tây” dâm đãng cũng có thể được tặng bằng “Tiết hạnh khả phong”… Từ đó, người đọc có thể liên tưởng tới sân khấu chính trị đương thời, vốn tập trung không ít những kẻ tai to mặt lớn mà thực chất chỉ là những Xuân Tóc Đỏ. Thế nên, dù chỉ tập trung phê phán xã hội thành thị ở phương diện sinh hoạt, đạo đức nhưng số đó lại có ý nghĩa thời sự và tính chiến đấu khá rõ.
Về mặt nghệ thuật, Số đỏ thể hiện trình độ tiểu thuyết già dặn, nhất là bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng được trong số đó một số nhân vật phản diện điển hình mang tính chất hí hoạ vào loại sớm nhất trong văn xuôi hiện đại Việt Nam.
| – Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tác phẩm Số đỏ. Tiêu đề đầy đủ của chương là Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu. | 2. Nội dung, nghệ thuật
– Nhan đề của chương truyện là Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia bao giờ cũng gắn liền với sự mất mát, đau thương, sầu não, nhưng đây lại là một tang gia hạnh phúc. Chương truyện đã cho ta thấy rõ một cảnh tượng ngược đời đúng như cái nhan đề ấy. | Đám tang của cụ cố tổ đã được đám con cháu mong đợi từ lâu và thực tế đã được tổ chức đình đám nhất Hà thành lúc bấy giờ. Nó chẳng khác gì một đám rước ầm ĩ, om sòm, hổ lốn. Ngoài cái hạnh phúc chung, cái gia tài to lớn sẽ được đem chia, ai cũng có phần, mỗi người lại có niềm hạnh phúc, sung sướng riêng. Cụ cố Hồng ngất ngây vì sắp được thiên hạ tha hồ mà chỉ trỏ và bình phẩm “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”, ông Văn Minh hài lòng đến mê mẩn vì đây là dịp để tiệm may u hoá có thể lăng xê những mốt trang phục táo bạo, cậu tú Tân thì háo hức vì sắp được thể hiện tài nghệ của một nhiếp ảnh gia, cô Tuyết thì xem đây là một dịp để cho cả thiên hạ “phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh”. Đám bạn bè cụ cố đến tang lễ như đến đám mừng thọ hay duyệt binh, ra sức triển lãm” những huân huy chương đầy ngực và râu ria đầy mép. Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa thì “sung sướng cực điểm”, sư cụ Tăng Phú thì tận dụng đám ma như là một dịp để có thể “đánh đổ được Hội Phật giáo”, đám “giai thanh gái lich
lại có thêm dịp để ghen tuông nhau, cười tình với nhau, chim chuột nhau,… Riêng Xuân Tóc Đỏ vừa được thêm năm đồng vừa tăng thêm danh tiếng. Đó là bộ mặt thật “chó đểu” ẩn sau cái mặt nạ giả đạo đức, giả nhân nghĩa của cái xã hội “thượng lưu” thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
| Hài hước nhất là ông Phán mọc sừng. Ông ta “oặt người đi, khóc mãi không thôi”, nhìn bên ngoài như kẻ đang tỏ lòng hiếu thảo với người quá cố. Nhưng kì thực trong lúc đang khóc đến là người đi như thế, ông ta đã bí mật dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ cái giấy bạc năm đồng gấp tư để trả công cho Xuân. Đây là pha trào phúng tinh vi nhất, là đỉnh cao của trò diễn này.
Có thể nói toàn bộ đám tang cụ cố tổ là một tấn đại hài kịch. Nghịch lí giữa hạnh phúc và bất hạnh, giữa vui sướng và đau khổ, giữa cái trang nghiêm và bát nháo, nhố nhăng đã góp phần phơi bày tất cả thói đạo đức giả trong một bộ phận thuộc giới “thượng lưu” ở thành thị Việt Nam bấy giờ.
– Trong chương truyện đậm chất trào phúng này, Vũ Trọng Phụng đã phát hiện ra những mâu thuẫn trào phúng, dựng nên những tình huống trào phúng đặc sắc, phác hoạ thành công những chân dung trào phúng điển hình bằng giọng điệu
mỉa mai thâm thuý, sâu cay. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, những cách chơi chữ, những so sánh bất ngờ, độc đáo,… được sử dụng đan xen linh hoạt cũng đem lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể trong việc làm nổi bật chủ đề chương truyện.
* Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã mỉa mai, châm biếm thói đạo đức giả, hợm hĩnh, rởm đời của xã hội “thượng lưu” thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày ý nghĩa nhan đề chương XV – Hạnh phúc của một tang gia. 2. Bản chất của xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời được Vũ Trọng
| Phụng phơi bày như thế nào trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia? 3. Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia. So sánh nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích nói trên với nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn Tinh thần thể dục.