




Nguồn website dethi123.com
I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Giá trị văn học Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu
khác nhau của đời sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người.
a) Những giá trị cơ bản của văn học * * Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình. Từ những hiểu biết đó, con người có thể tác động vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn.
– Giá trị nhận thức của văn học xuất phát từ: + Nhu cầu nhận thức của chính con người. + Khả năng phản ánh, dự báo và lí giải hiện thực của văn học. – Những biểu hiện giá trị nhận thức của văn học:
+ Bản thân văn học – tự nó – là một sự nhận thức về cuộc sống. Hiện thực cuộc sống tác động vào suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của tác giả. Sau bao “trăn trở”, “thai nghén”, nhà văn cho ra đời tác phẩm. Độc giả tiếp xúc với tác phẩm cũng là thực hiện một quá trình nhận thức cuộc sống. Văn học có khả năng lưu giữ cuộc sống từ những thời kì cách chúng ta rất nhiều năm, ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới – hiện thực trong sử thi, thần thoại, truyền thuyết của các nước. Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học ấy, con người nhận thức được những điều mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống, từ đó nâng cao hiểu biết của bản thân.
+ Từ chính cuộc đời của người khác, độc giả có thể liên hệ, đối sánh để hiểu cuộc đời mình hơn. Và đây chính là quá trình tự nhận thức của mỗi người – nhận thức về tư tưởng, tình cảm, mục đích sống, sức mạnh của con người,…
* Giá trị giáo dục là khả năng làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
– Giá trị giáo dục của văn học xuất phát từ:
+ Nhu cầu hướng thiện của con người: con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hoà tình thương giữa người với người…
+ Khả năng biểu hiện của văn học: trong quá trình phản ánh hiện thực, nhà văn bao giờ cũng bộc lộ một thái độ tư tưởng – tình cảm, một nhận xét, đánh giá,… về hiện thực ấy.
– Những biểu hiện giá trị giáo dục của văn học: . + Về tư tưởng: Văn học đem đến cho con người những bài học quý báu về lẽ
sống để họ tự rèn luyện bản thân. Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống.
+ Về tình cảm: văn học giúp cho con người biết yêu / ghét, biết đúng / sai, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.
+ Về đạo đức: văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, biết phân biệt tốt / xấu, đúng / sai, biết sống đẹp, biết gắn cuộc sống của cá nhân với cộng đồng, biết gắn “cái tôi” với “cái ta”, cái riêng với cái chung,… . * Giá trị thẩm mĩ là khả năng có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, khiến con người có thể cảm nhận và biết rung động tinh tế, sâu sắc hơn trước những vẻ đẹp đó.
– Giá trị thẩm mĩ của văn học xuất phát từ nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp rất phong phú của con người. Trong sự tồn tại của mình, con người không chỉ muốn sống tốt mà luôn khao khát sống đẹp hơn. | – Những biểu hiện giá trị thẩm mĩ của văn học:
+ Văn học mang tới cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời: vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất nước, của những cảnh đời,…
| Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp của con người từ hình thể bên ngoài đến những diễn biến sâu xa, tinh tế của tâm hồn và những hành động gây ấn tượng khó quên với mọi người. . + Cái đẹp của văn học không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức. Những vẻ đẹp này có tác dụng sâu sắc trong việc thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
* Giá trị nghệ thuật là toàn bộ cách kể, cách dùng từ, cách chọn lựa chi tiết, cách miêu tả nhân vật và hoàn cảnh,… làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học.
– Giá trị nghệ thuật của văn học xuất phát từ nhu cầu sáng tạo cái đẹp của con người.
– Những biểu hiện giá trị nghệ thuật của văn học:
Giá trị nghệ thuật của văn học biểu hiện ở những phương thức, phương tiện, kĩ xảo được nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng nghệ thuật như:
+ Cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ (cách dùng từ, đặt câu, gieo vần, cách ví von, ẩn dụ, cách trần thuật, gọi tên nhân vật, sự vật,…).
+ Cách nhà văn chọn lọc các chi tiết, cách miêu tả nhân vật, tình huống, cách phân tích tâm lí.
+ Cách kết cấu tác phẩm: mở đầu ở đâu, triển khai như thế nào và kết thúc ra sao để gây ấn tượng cho người đọc.
b) Mối quan hệ giữa các giá trị văn học .
Trong một tác phẩm, các giá trị văn học có mối quan hệ mật thiết, hoà quyện và thống nhất cùng tác động tới người đọc.
2. Tiếp nhận văn học – Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình hoà vào tác phẩm, rung động, chìm đắm trong thế giới nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Người đọc sử dụng vốn sống, vốn văn hoá, trí tưởng tượng,… để khám phá ý nghĩa của 1 Đọc” và “tiếp nhận” có điểm khác về mức độ. “Đọc” có nghĩa hẹp, gắn với sự ra đời của chữ viết và in ấn. Trước khi có chữ viết, con người vẫn có thể thưởng thức văn học thông qua các tác phẩm truyền miệng. Ngày nay, cho dù kĩ thuật in ấn rất phát triển, người đọc vẫn có thể thưởng thức văn học bằng hình thức “nghe”.
– Tính chất của tiếp nhận văn học: – + Tính chất có thể hoá, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Ở đây, năng lực, sở thích, thị hiếu cá nhân có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tiếp nhận của mỗi người.
+ Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ của người tiếp nhận.
+ Tính đa dạng, không thống nhất trong sự tiếp nhận văn học. Cùng một tác phẩm nhưng sự đánh giá, cảm thụ ở công chúng có thể rất khác nhau.
– Các cấp độ tiếp nhận văn học:
+ Thứ nhất là cách cảm thụ chỉ chuyên chú vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.
+ Thứ hai là cách cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Thứ ba là cách cảm thụ có chiều sâu chú ý đến cả nội dung và hình thức, thấy cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, quan điểm của tác giả,…
Để tiếp nhận văn học có hiệu quả, người đọc phải nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm,… để làm phong phú vốn cảm thụ của mình; phải chủ động tiếp nhận, tránh suy diễn tuỳ tiện.
II – C U HỎI ÔN TẬP
| 1. Nêu các giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.
2. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận về một tác phẩm văn học (trong hoặc ngoài sách giáo khoa). Trên cơ sở đó, tự đánh giá cấp độ tiếp nhận tác phẩm văn học của anh (chị).