Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Nguồn website dethi123.com

I – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, người làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn (trước đó, ông có hai năm học trung học tại Huế). | Học xong, Hàn Mặc Tử làm công chức cho Sở Đặc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh rồi mất tại trại phong Quy Hoà năm 1940. | Tuy cuộc đời nhiều bị thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. b) Tác phẩm Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được viết năm 1938 (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ), in trong tập Thơ điện (về sau đổi thành Đau thương). Theo một số tài liệu, xuất xứ của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khá đặc biệt. Đó là những cảm xúc được khơi gợi từ một mối tình thầm lặng của thi sĩ với một cô gái quê ở Vĩ Dạ – một thôn nhỏ bình dị bên dòng sông Hương xứ Huế trữ tình và thơ mộng. . 2. Nội dung, nghệ thuật 1 – Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi gợi ra nhiều sắc thái: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Vừa hỏi vừa nhắc nhở, vừa trách móc, vừa mời mọc. Có thể hiểu đây là lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ tới nhân vật trữ tình (hoặc có thể là tới nhà thơ, hoặc cũng có thể là lời nhà thơ tự hỏi mình, là ao ước thầm kín của người đi xa mong được về thôn Vĩ. | Ba câu tiếp theo của khổ thơ thứ nhất là những hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ về xứ Huế. Bức tranh thôn Vĩ trong hồi tưởng của Hàn Mặc Tử đẹp lung linh với sắc “xanh như ngọc”, với ánh nắng tinh khôi của buổi bình minh, với những hàng cau thẳng tắp, vươn cao đón lấy những tia nắng sớm mai. Bức tranh ấy càng trở nên sống động hơn bởi sự xuất hiện của con người: nhẹ nhàng, kín đáo, thấp thoáng sau những cành trúc. Khổ thơ đầu đã vẽ lên cảnh sắc tươi đẹp, xinh xắn của thôn Vĩ. Ở đó, con người và thiên nhiên hài hoà với nhau trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. – Xứ Huế hiện lên trong bức tranh thôn Vĩ đã đẹp lại được tô điểm thêm bởi dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng. Ở hai câu đầu của khổ thơ thứ hai, nhà thơ miêu tả vẻ nhẹ nhàng, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế với gió mây nhè nhẹ bay, dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa. Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng: gió, mây như chia lìa, gió một đường, mây một nẻo. Trong mỗi câu thơ, ẩn đằng sau vẻ đẹp của xứ Huế là nỗi lòng của Hàn Mặc Tử – một tấm lòng chan chứa tình yêu với thiên nhiên, con người xứ Huế nhưng lại rất buồn và cô đơn. Vì thế, trăng xuất hiện ở cuối khổ thơ thứ hai như là một người bạn để nhà thơ tâm sự và san sẻ nỗi cô đơn. – Trong tâm trạng cô đơn và buồn, Hàn Mặc Tử hướng lòng mình tới người xứ Huế. Người “khách đường xa” là ai? Nhà thơ hay một cô gái nào đó? Nhưng dù là ai chăng nữa thì cũng chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Sự xuất hiện của “em” với màu áo trắng nhạt nhoà trong sương khói mờ ảo của đất trời xứ Huế bỗng làm nên sự xa cách. Vì lẽ đó câu thơ cuối bài mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm tha thiết với cuộc đời: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. – Bài thơ không chỉ vẽ lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp về thôn Vĩ, về xứ Huế thơ mộng, êm đềm, mà còn là tấm lòng trĩu nặng tình đời, tình người của Hàn Mặc Tử. Nó gợi lên niềm day dứt khôn nguôi cho đông đảo những người yêu thơ ông – nỗi thương cảm cho một con người yêu đời đến đau đớn, tuyệt vọng. | Bút pháp nghệ thuật Hàn Mặc Tử sử dụng trong bài thơ có sự hoà điệu giữa tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Tất cả đã làm nên sắc thái riêng, nửa hư nửa thực của Đây thôn Vĩ Dạ. * Bài thơ thể hiện nỗi niềm tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu sự sống qua nỗi buồn nhớ Cô đơn của một con người trong cảnh ngộ đơn phương, vô vọng của tình yêu đôi lứa. I – C U HỎI ÔN TẬP 1. Mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử viết: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cao năng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Hiện vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về câu thơ đầu và câu thơ cuối của khổ thơ trên. Từ những hiểu biết về cuộc đời và thơ Hàn Mặc Tử, nhất là căn cứ vào nội dung của bài thơ này, anh (chị) hãy nêu và lí giải cách hiểu của mình. . 2. Đọc khổ thơ sau: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Theo anh (chị), câu hỏi Có chở trăng về kịp tối nay? có phải là câu hỏi tu từ không? Hãy lí giải cách hiểu của mình về ý nghĩa của câu thơ này. | 3. Khổ thơ cuối của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 400 chữ) nêu cách hiểu của mình.