Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)

Nguồn website dethi123.com

I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức cách mạng ở thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Khoa Điềm về miền Nam tham gia cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ, hoạt động ở chiến khu Trị – Thiên rồi vào nội thành Huế, tham gia xây dựng cơ sở cách mạng và viết báo, làm thơ,… Sau năm 1975, vừa sáng tác và hoạt động văn nghệ, ông vừa đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn với suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. b) Tác phẩm Mặt đường khát vọng là tập trường ca được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam: nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ; hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức được sử mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn trích Đất Nước trong SGK là phần đầu chương V của bản trường ca. . 2. Nội dung, nghệ thuật | Đất Nước là chương thơ hay nhất, trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả bản trường ca – tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả khá chặt chẽ nhưng cũng rất phóng túng. Đoạn thơ mở đầu bằng những lời độc thoại say sưa định nghĩa về đất nước. Tiếp đó là sự hình dung về đất nước qua chiều dài thời gian – lịch sử, qua bề rộng của không gian – địa lí và qua chiều sâu văn hoá – phong tục, lối sống, tính cách của người Việt Nam. Từ ba bình diện này, lời thơ hào hứng giàu chất suy tư hướng đến từ tưởng chủ đạo: “Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”. Mạch cảm xúc và suy tư tuôn chảy một cách tự nhiên, vừa chặt chẽ vừa đầy nhiệt hứng, tạo nên những vang động sâu xa. – Trong phần đầu đoạn trích, bằng hình thức trữ tình – chính luận, nhà thơ đã cảm nhận và định nghĩa về đất nước bằng chất liệu văn hoá dân gian. Lời thơ vượt thoát khỏi những khái niệm khô khan của lối định nghĩa thông thường để trở thành lời tâm tình gần gũi, thân mật mà bay bổng. Mức độ đậm đặc của các chất liệu lấy từ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca,… đã tạo nên âm hưởng đầy quyến rũ cho lời thơ. Gần gũi mà lôi cuốn xiết bao là những câu: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi .. . Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”. mẹ thường hay kể. . : Định nghĩa đất nước bằng chất liệu văn hoá dân gian là khám phá mới mẻ, độc đáo và thú vị, tạo ra sự cuốn hút đối với người đọc, người nghe. Văn hoá dân gian là sản phẩm tinh thần của nhân dân; dùng văn hoá dân gian để nói về đất nước là chạm được vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhất nhưng cũng lại gần gũi và thân thiết nhất đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, dễ gợi cho ta những suy ngẫm về quá khứ, về lòng tự hào dân tộc. Từ đó, thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, nhân dân trong mỗi con người. – Phần sau của đoạn trích, từ “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết, là phần tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Tư tưởng đó đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện sâu sắc, mới mẻ của tác giả về địa lí, lịch sử và văn hoá của đất nước: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua con trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương , . … Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên. . Những núi Bút, non Nghiên, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,… dường như không phải là sản phẩm của tạo hoá mà là tâm hồn, là số phận của nhân dân. Trong cách nhìn, cách cảm của nhà thơ, thiên nhiên, tạo vật không phải là nguồn cội hay xuất phát điểm của những câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại, những lời ca bay bổng, ngân vang mà chính những câu chuyện, lời ca về tâm hồn và số phận của con người trong quá khứ làm cho thiên nhiên, tạo vật có linh hồn để trở thành những danh thắng sống mãi muôn đời. Cái nhìn rất thơ ấy dẫn đến một khái quát thấm thía: Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy | Những cuộc đời đã hoá núi sông ta… Tiếp nối những câu thơ chứa đựng phát hiện độc đáo về thiên nhiên là những câu thơ khám phá vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Việt Nam, cũng như vai trò, vị trí củ dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Nhân dân – đó là những con người vô danh, không tên tuổi, “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng “đã làm ra Đất Nước” bởi họ đã sống yêu thương sâu sắc, thuỷ chung tình nghĩa, cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu,… Nhân dân âm thầm làm nên lịch sử, âm thầm gìn giữ những nét văn hoá của dân tộc qua bao đời nên nhân dân là chủ nhân chân chính của đất nước. | Từ những khái quát giản dị nhưng đầy tính nhân văn, tác giả khẳng định: | Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân LÀ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. | Lời thơ chiêm nghiệm, đúc kết chân lí. Chân lí ấy đã được nhận thức trong suốt quá trình phát triển dài lâu của lịch sử nhưng chỉ đến văn học Việt Nam hiện đại mới đạt đến đỉnh cao, mới cất lên thành những tuyên ngôn đầy nhiệt hứng và vang động sâu xa. | Góp phần tạo nên thành công của đoạn trích Đất Nước, ngoài sự phóng túng, độc đáo của thể thơ tự do còn phải kể đến tài năng xuất sắc của Nguyễn Khoa Điềm trong việc tiếp thu và sử dụng những chất liệu văn hoá dân gian. Bài thơ là sự hoà hợp nhuần nhuyễn giữa hình thức trữ tình – chính luận với các chất liệu từ ca dao, cổ tích, thần thoại,… * Vận dụng sáng tạo thể thơ tự do với hình thức trữ tình – chính luận, khai thác các chất liệu văn hoá dân gian dồi dào, phong phú, Nguyễn Khoa Điềm đã quy tụ trong trường ca Mặt đường khát vọng và đặc biệt nổi bật trong đoạn trích Đất NưÓc những cảm nhận, cái nhìn, vốn tri thức cũng như những trải nghiệm cá nhân của người nghệ sĩ để làm nên khám phá mới mẻ, độc đáo về đất nước: tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. II – C U HỎI ÔN TẬP | 1. Từ việc phân tích đoạn thơ sau, anh (chị) hãy làm rõ những cảm nhận độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”. mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… 1 2. Đoạn thơ sau gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước? Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời… (Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng) 3. Phần sau của đoạn trích Đất Nước (từ câu “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu”) tập trung làm nổi bật tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân”. Tư tưởng ấy đã quy tụ những cách nhìn nhận, lí giải và đưa đến những phát hiện sâu sắc và mới mẻ về địa lí, lịch sử và văn hoá của đất nước như thế nào?