Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” (Trích Bàn về đạo Nho – Nguyễn Khắc Viện)

Nguồn website dethi123.com

1- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) quê ở làng Gối Vị, nay là xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là nhà văn hoá nổi tiếng, một “kẻ sĩ hiện đại” đã hoạt động hết mình trong việc làm cho thế giới hiểu đúng về đất nước và con người Việt Nam, xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, dân chủ. Ông đã viết hàng trăm bài báo, chủ biên nhiều sách tiếng Pháp và tiếng Việt được đánh giá cao trong và ngoài nước về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, văn học, lịch sử, y học, tâm lí học trẻ em,… Ông là một hình mẫu kết hợp Đông – Tây của văn hoá Việt Nam trên đường hội nhập với thế giới. Với những cống hiến to lớn của mình, năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được nhận Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Năm 1997, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Năm 2000, công trình Việt Nam, một thiên lịch sử (tiếng Pháp) của ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. b) Tác phẩm Tác phẩm chính, tiếng Pháp: Kiều (dịch, 1965), Kinh nghiệm Việt Nam (1970), Việt Nam, một thiên lịch sử (1976), Việt Nam, Tổ quốc tìm lại (1977)…; tiếng Việt: Hỏi đáp về dưỡng sinh (1993), Bàn về đạo Nho (1993). – Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại được trích từ bài Noi theo đạo nhà, in trong cuốn Bàn về đạo Nho. . 2. Nội dung, nghệ thuật Trong đoạn trích này, ngoài việc kể về quá trình tu dưỡng của bản thân, tác giả còn phân tích, định hướng, thuyết phục người đọc hiểu rõ và nói theo những yếu tố tích cực, những điểm tốt đẹp của Nho giáo. – Tác giả đã nêu lên nhiều ưu điểm của Nho giáo và trình bày xoay quanh vấn đề cách làm người, tu dưỡng đạo đức của mỗi người: – + Cái gốc duy lí của đạo Nho không đối lập với khoa học, với học thuyết Mác. Mặt khác, không có học thuyết, chủ nghĩa nào đặt vấn đề xử thế rõ ràng và đầy đủ như Nho giáo, đặc biệt là về cách ứng xử của nhà nho đối với vua chúa. + Tinh thần Nho giáo là có mức độ, ứng xử vừa phải, không cường điệu lên là yêu mọi người ngang nhau mà khuyên con người trước hết phải yêu bố mẹ mình, vợ con mình đã rồi mới yêu người khác. + Nội dung tư tưởng cốt lõi của Nho giáo nằm ở chữ “nhân”. Nho giáo quan tâm đến vấn đề tu thân, luôn đề cao trách nhiệm của kẻ sĩ đối với xã hội. + Đạo lí, hiểu một cách đơn giản nhất, là gốc gác của nhân tính. Đạo lí nhà nho “đã góp phần không nhỏ” trong việc “làm con người cho ra người”, vì thế, chính kiến có thể thay đổi, nhưng đạo lí thì phải giữ vững, không vì giàu sang mà sa đoạ, không vì nghèo khó mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, thời buổi nào cũng giữ được đường đi”. Cách lí giải vấn đề của tác giả ngắn gọn, súc tích nhưng giàu sức thuyết phục: đưa ra nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng đều khẳng định mạnh mẽ trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ vững một đạo lí. – Qua đoạn trích ta thấy được cốt cách “kẻ sĩ hiện đại” ở chính con người tác giả Nguyễn Khắc Viện: + Thấm nhuần truyền thống đạo lí Nho gia nhưng không thủ cựu mà biết rút tỉa tinh hoa từ nhiều học thuyết khác nhau để tự xác lập được một tư thế dấn thân – một cách dấn thân hợp lí và hiệu quả. + Tự tin bày tỏ chủ kiến trên cơ sở phân tích một cách duy lí, khoa học các mặt ưu, nhược điểm của từng học thuyết. + Giữ được thái độ độc lập đối với quyền thế, không đồng nhất con người chính trị với con người đạo lí. – Hệ thống luận điểm của bài viết được sắp xếp một cách lô gích, thuyết phục. – Cách thức triển khai lập luận thể hiện chủ kiến của tác giả, lời ngắn gọn mà ý sâu sắc. – Bài viết sử dụng biện pháp so sánh một cách khéo léo, linh hoạt (giữa triết học Mác và Nho giáo, giữa các nhà nho Việt Nam và các nhà văn Pháp,…). Văn phong giản dị, giàu sức thuyết phục, kết hợp hài hoà giữa chất chính luận và chất trữ tình. | * Bài viết là những phân tích sâu sắc, thấu tình đạt lí thể hiện suy nghĩ tiến bộ của Nguyễn Khắc Viện về con đường phấn đấu để trở thành “kẻ sĩ hiện đại”; đồng thời cũng là tấm lòng sâu nặng của ông đối với đất nước, quê hương. – C U HỎI ÔN TẬP 1. Trong đoạn trích Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại”, Nguyễn Khắc Viện quan niệm giữa chính kiến và đạo lí, cái nào có thể thay đổi tuỳ hoàn cảnh xã hội cụ thể, cái nào phải luôn giữ vững? Tại sao? Hãy bình luận về cách lí giải vấn đề của tác giả. 2. Theo anh (chị), trong bối cảnh Việt Nam giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, việc phấn đấu trở thành “kẻ sĩ hiện đại” có ý nghĩa như thế nào đối với tầng lớp trí thức?