


Nguồn website dethi123.com
I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP – 1. Tác giả, tác phẩm
a) Tác giả: Xem bài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, trang 40 – 43. b) Tác phẩm
Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù, được Hồ Chí Minh sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942 trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. | 2. Nội dung, nghệ thuật
– Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày và với tù nhân Hồ Chí Minh đây là chặng cuối của một ngày đày ải gian nan nơi đất khách quê người. Cảnh huống ấy dễ gây tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Vậy mà ở đây, với Bác, cảm hứng lại đến thật tự nhiên. Trời về chiều, lại đi giữa nơi đường núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc Người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang bay tìm về tố, bắt gặp chòm mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Bài thơ không gợi tả màu sắc, âm thanh mà người đọc vẫn cảm thấy cảnh núi rừng thật vắng vẻ, hiu quạnh. Dù lâm vào cảnh bị đoạ đày, Người vẫn thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và thái độ đồng cảm, sẻ chia với tạo vật, thiên nhiên vùng sơn cước lúc trời chiều. ” – Hai câu thơ đầu của bài thơ thấm thía nỗi buồn vì cảnh và người đều buồn; cánh chim bay về tổ gợi niềm mong ước sum họp, chòm mây đơn độc trôi chầm chậm về phía trời xa gợi nhắc đến thân phận lênh đênh, trôi dạt nơi đất khách quê người. Mặc dù vậy, ẩn sau ý thơ vẫn là một bản lĩnh của người chiến sĩ, bởi nếu
không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung và sự tự do về tinh thần thì không thể có những câu thơ với cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt như vậy.
– Nếu như trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét vẽ chấm phá, phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì hình ảnh người phụ nữ lao động – cô gái xay ngô nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên ở trong hai câu thơ sau lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Chính nét vẽ đời thường ấy đã làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại.
| Bức tranh vẽ cảnh chiều tối bên xóm núi cho thấy Hồ Chí Minh đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân. Câu thơ thứ ba dịch là: Thiếu nữ xóm núi xay ngô – là một câu miêu tả chân thật, giản dị đời sống, nhịp sống hằng ngày. Đến đây, bài thơ từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây chim muông chuyển sang cảnh con người lao động – đấy là xu hướng vận động trong cấu tứ của bài thơ. Hình ảnh cô gái xay ngô gợi lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động. Cuộc sống lao động bình dị đó càng thêm ấn tượng giữa khung cảnh núi rừng chiều tối âm u, heo hút. Nó mang đến cho người đi đường chút hơi ấm của sự sống và niềm vui.
Hai câu cuối tạo nên một nhịp điệu đều và khoẻ khoắn, đó là do biện pháp điệp ngữ vòng. Cụm từ “ma bao túc” ở câu ba điệp với “bao túc ma hoàn” ở câu bốn. Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô – qua đó gợi lên nhịp điệu khoẻ khoắn của cô gái trong lao động. Tâm hồn nhà cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân để đồng cảm với niềm vui của người lao động. Bài thơ vận động từ ánh chiều hiu quạnh đến ánh lửa hồng rực rỡ, ấm áp; từ nỗi buồn đến niềm vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy lạc quan, yêu đời và tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh.
Bài thơ kết hợp hài hoà màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Chất cổ điển thể hiện nổi bật ở bút pháp chấm phá trong miêu tả thiên nhiên cảnh vật, lấy cái có để gợi cái không, tả ít nhưng gợi nhiều, sử dụng nhiều những hình ảnh ước lệ,… Trong khi đó, tinh thần thời đại thể hiện ở sự vận động của hình tượng thơ.
* Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh. Qua bức tranh cảnh vật, ta thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ – chiến sĩ lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm.
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích bài thơ Chiều tối để làm rõ sự vận động của tứ thơ. 2. Trong bài Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông viết:
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. Điều này thể hiện như thế nào trong bài thơ Chiều tối?