


Nguồn website dethi123.com
1. NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả: Xem bài Nam Cao, trang 19 – 22. b) Tác phẩm
Truyện ngắn Chí Phèo lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách năm 1941, Nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội Văn hoá cứu quốc xuất bản, 1946), Nam Cao đặt lại tên tác phẩm là Chí Phèo.
2. Nội dung, nghệ thuật
– Truyện kể về số phận bi thảm của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thông qua nhân vật trung tâm là Chí Phèo.
+ Vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về, sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà lí Kiến. Vì chuyện “ghen tuông”, lí Kiến đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã biến Chí từ một người lương thiện thành một kẻ lưu manh. Khi Chí ra tù, về làng thì các thế lực như bá Kiến đã hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng của việc tha hoá Chí Phèo: biến một tên lưu manh thành một con quỷ dữ, ngày càng hung hãn, ngang ngược với những cơn say triền miên và những cuộc đàm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ, la làng. Chí Phèo đã bị biến thành tay sai của bá Kiến xảo quyệt “róc đời”, để rồi tự huỷ hoại cả nhân hình lẫn nhân tính mà không hay biết, thậm chí còn tự huyễn hoặc, vênh vang, lấy đó làm đắc chí.
+ Tuy nhiên, từ sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo dần thức tỉnh. Những âm thanh rất đỗi bình dị mà thân thương trong buổi sáng thức dậy sau đếm gặp thị Nở đã gợi nhắc giấc mơ xa xôi một thời của Chí: một mái nhà tranh, một gia đình nhỏ. Chỉ thấy mình cô độc, buồn cho hiện tại, nhớ về quá khứ và sợ tương lai, nhất là khi đã già yếu. Tác động mạnh mẽ nhất kéo lương tri Chi trở về chính là sự chăm sóc mộc mạc, ân tình của thị Nở, Chí thèm được trở lại làm người lương thiện.
Nhưng xã hội ấy không chấp nhận, cả làng Vũ Đại không ai chấp nhận, không ai cho anh Chí hiền lành ngày xưa một cơ hội. Ngay cả thị Nở cũng cự tuyệt Chí một cách phũ phàng. Đau đớn, tuyệt vọng đến khôn cùng, Chí đã cầm dao giết
chết bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
– Tác phẩm Chí Phèo cho thấy nghệ thuật viết truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao: tình tiết truyện biến hoá giàu kịch tính, nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc; ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên; giọng văn trần thuật linh hoạt, kết hợp hài hoà giữa đối thoại và độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Nhân vật Chí Phèo từ trang sách bước ra cuộc đời, sống lâu bền trong tâm trí của độc giả nhiều thời, đến mức trở thành tên gọi chung cho một loại người đặc biệt trong xã hội.
| * Truyện ngắn Chí Phèo khắc hoạ số phận khốn cùng, bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ và thể hiện niềm cảm thương, trân trọng của Nam Cao đối với họ, đồng thời tố cáo tội ác của xã hội thuộc địa phong kiến ở Việt Nam trước Cách mạng.
.
II – C U HỎI ÔN TẬP | 1. Mở đầu truyện Chí Phèo, Nam Cao viết:
– Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phi rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đưa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết,… | Có ý kiến cho rằng: “Hành động chửi chính là phản ứng của Chí với cuộc đời. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người”. | Anh (Chị) có đồng tình với ý kiến trên không? Đọc kĩ đoạn trích và phân tích ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo theo cảm nhận của cá nhân mình.
2. Đoạn miêu tả những thay đổi trong con người Chí Phèo từ khi gặp thị Nở là một đoạn văn đầy xúc động, đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao.
Anh (Chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên. | 3. Với Chí Phèo, Nam Cao đã có những đóng góp mới mẻ gì cho văn học Việt Nam về phương diện tư tưởng nhân đạo?