


Nguồn website dethi123.com
I – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả
:
. . . . . Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông học tại Huế hết bậc Trung học; tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và Trường Đại học Huế năm 1964. Tháng 5 – 1966, ông thoát li lên chiến khu, tham gia hoạt động văn nghệ.
| Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước gắn bó sâu sắc với thành phố quê hương. Ông là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Tác phẩm của ông vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ; nội dung thông tin phong phú về văn hoá, lịch sử, triết học, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
Năm 2007, Hoàng Phủ Ngọc Tường được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn
học nghệ thuật. ost 6v cha | sửa fi 3 : là ca phan kl lv 1 *
b) Tác phẩm
Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế tháng 1 – 1981, rút từ tập bút kí cùng tên in năm 1986. Bài kí có ba phần, đoạn trích trong SGK là phần thứ nhất. + 1. 2. Nội dung, nghệ thuật i 11, 1, 1, … ngot iH5) TB T. – Thuỷ trình của sông Hương:
–
Pm øv + Ở vùng thượng lưu: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”.
+ Đến ngoại vi thành phố Huế: sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại” được “người tình mong đợi” đến “đánh thức”. Thuỷ trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
+ Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính mình, “vui tươi hẳn lên […] mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”,…
O RIG OÈT. + Trước khi từ biệt Huế: sông Hương giống như người tình dịu dàng và chung thuỷ. Con sông “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “đã chế tình trở lại tìm Kim Trọng của nó” để nói một lời thề trước lúc đi xa…
– Dòng sông của lịch sử và thi ca:
+ Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
+ Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng của đất nước”.
+ Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. | Trong cái nhìn tri kỉ của tác giả, qua văn phong tao nhã, hướng nội, vừa tinh tế, vừa tài hoa và hệ thống ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm với những câu văn giàu nhạc điệu cùng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả, sông Hương hiện lên như một sinh thể có linh hồn, có cuộc đời nhiều thăng trầm, gian truân nhưng bao giờ cũng ánh lên một vẻ đẹp riêng đầy cá tính và rất giàu chất thơ, vừa trí tuệ vừa dịu dàng, trầm tĩnh và sâu lắng
* Bài kí là những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; thể hiện tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
II – C U HỎI ÔN TẬP | 1. Theo anh (chị), đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? có những giá trị gì về mặt văn hoá, lịch sử?
2. Trong đoạn trích mà anh (chị) được học, tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử thơ ca? Hãy phân tích cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.
3. So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương trong hai tuỳ bút: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.