

Nguồn website dethi123.com
I- NỘI DUNG TRỌNG T M C N ÔN TẬP 5 + . . . . .
1. Kiến thức
– Việc phân tích các phép tu từ cần gắn liền với tác dụng, hiệu quả nghệ thuật của chúng. Muốn thế, cần nắm được tư tưởng nghệ thuật và cảm xúc chung của toàn đoạn văn, đoạn thơ hay toàn văn bản. Trong một chỉnh thể nghệ thuật, các phép tu từ thường được sử dụng phối hợp với nhau (tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng | hay tu từ cú pháp).
– Phép điệp có thể bao gồm điệp ngữ âm (âm, vần, thanh), điệp từ ngữ, điệp kết cấu ngữ pháp. Bài này chỉ giới hạn ở điệp các yếu tố ngữ âm trong thành phần cấu tạo của tiếng (âm tiết). Học sinh cần nhớ lại kiến thức về cấu tạo của tiếng (âm tiết) với ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
2. Kĩ năng – Nhận biết và phân tích các phép tu từ ngữ âm trong văn bản. – Cảm nhận và phân tích tác dụng nghệ thuật của phép tu từ ngữ âm trong văn bản.
i
(1)
II – C U HỎI ÔN TẬP
Chỉ ra các phép tu từ ngữ âm trong những đoạn thơ sau và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn.
(Tố Hữu, Em ơi… Ba Lan…) Những luồng run rẩy rung rinh lá… Đội nhánh khô gầy xương mỏng manh.
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới) Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
| (Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)