

Nguồn website dethi123.com
I – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,… (gọi chung là cơ quan) hoặc giữa cơ quan với cá nhân hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí. Sự lựa chọn c ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo các văn bản này mang phong cách ngôn ngữ hành chính. | Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính:
– Tính khuôn mẫu: thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất thường gồm phần đầu, phần chính và phần cuối. Kết cấu này có thể thay đổi ít nhiều ở các loại văn bản khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các văn bản hành chính đều mang tính khuôn mẫu
– Tính minh xác: mỗi từ trong văn bản chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý, không dùng các phép tu từ hoặc lối nói hàm ý. Ngôn từ ở loại văn bản này là chứng tích pháp lí nên mỗi câu, chữ, dấu chấm, dấu phẩy,… đều phải rõ ràng, chính xác.
– Tính công vụ: là tính chất công việc chung của cả cộng đồng, tập thể hoặc việc riêng nhưng cần giải quyết theo những luật lệ, cơ sở pháp lí chung. Vì thế, ngôn ngữ hành chính cần có tính chất khách quan, trung hoà về sắc thái biểu cảm.
2. a) Liệt kê một số loại văn bản hành chính liên quan đến việc học tập của học sinh trong nhà trường (Bài tập 1, Ngữ văn 12, tập hai, trang 172).
– Đơn: Đơn xin học, đơn xin phép nghỉ học, đơn xin vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,…
– Biên bản: Biên bản họp lớp, biên bản Đại hội chi đoàn,…
– Một số loại văn bản khác như giấy khai sinh, sơ yếu lí lịch, học bạ, giấy chứng nhận tốt nghiệp,..
b) Khái quát những đặc điểm tiêu biểu của một văn bản cụ thể (Bài tập 2, Ngữ văn 12, tập hai, trang 172).
Văn bản (lược trích) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Trung học cơ sở có một số đặc điểm sau:
– Về kết cấu: gồm ba phần theo khuôn mẫu chung là phần đầu (quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan,…), phần chính (tên văn bản, cấp ban hành, các căn cứ ra văn bản, nội dung văn bản,…) và phần cuối (chức vụ, chữ kí của người kí văn bản, nơi nhận,…).
– Về từ ngữ: dùng nhiều từ ngũ hành chính như quyết định, ban hành, căn cứ, nghị định, quyền hạn, trách nhiệm,…
– Về kiểu câu: ngắt dòng, ngắt ý và đánh số rõ ràng, mạch lạc. Phần chính của văn bản về thực chất tương đương với một câu dài nhưng được tách ra thành nhiều phần, mỗi phần được tách thành một dòng rõ ràng, minh bạch (Bộ trưởng… căn cứ…, quyết định…, điều 1…, điều 2…, điều 3,…).
c) Ghi biên bản một cuộc họp (Bài tập 3, Ngữ văn 12, tập hai, trang 172). Biên bản cần đầy đủ các nội dung sau: – Quốc hiệu và tiêu ngữ. – Địa điểm và thời gian họp. – Người điều khiển và thư kí ghi biên bản. – Thành phần dự họp: số người có mặt, vắng mặt,… .
– Nội dung cuộc họp: nội dung phổ biến hay bàn luận, các ý kiến phát biểu, tranh luận,…
– Nội dung thống nhất và quyết nghị, biểu quyết. – Phần kí của chủ toạ và thư kí cuộc họp.
II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Viết đơn xin chuyển lớp (trường) học. 2. Ghi biên bản cuộc họp của ban đại diện cha mẹ học sinh với lớp anh (chị).