


Nguồn website dethi123.com
I- NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP
1. Kiến thức a) Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học – Có ba loại văn bản khoa học tồn tại ở dạng viết:
+ Các văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,… Đó là những văn bản nhằm mục đích trình bày những phát hiện, khám phá khoa học cho nên đòi hỏi phải chính xác, lô gích, chặt chẽ, nghiêm ngặt.
+ Các văn bản khoa học giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài giảng,… Đó là những văn bản cần đáp ứng cả về yêu cầu khoa học và yêu cầu sự phạm, trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, có định lượng theo các đơn vị giảng dạy,.. . | + Các văn bản khoa học phổ cập: sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo,… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này có thể dùng lối miêu tả, dùng cách ví von, so sánh, các biện pháp tu từ.
– Ngôn ngữ khoa học:
+ Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học. + Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở cả hai dạng viết và nói. Nhưng dù ở dạng nào,
ngôn ngữ khoa học đều mang những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học.
b) Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
– Tính khái quát, trừu tượng: . + Kết cấu văn bản rõ ràng, mạch lạc, thường chia thành các phần, chương, mục.
+ Sử dụng một số lượng lớn các thuật ngữ khoa học, những thuật ngữ chuyên ngành mang tính khái quát, trừu tượng.
– Tính lí trí, lô gích:
+ Từ ngữ thuộc lớp từ ngữ thông thường, chỉ dùng với một nghĩa, ít sử dụng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lô gích, đòi hỏi có tính chính xác cao, chặt chẽ, được xây dựng dựa trên cú pháp chuẩn và thông tin chính xác.
+ Về cấu tạo, đoạn văn, văn bản phải được liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Các mối liên hệ phải phục vụ cho lập luận khoa học.
– Tính khách quan, phi cá thể: ngôn ngữ trong văn bản khoa học hạn chế những biểu đạt mang tính chất cá nhân. Từ ngữ và câu có màu sắc trung hoà, ít cảm xúc.
2. Kĩ năng
– Nhận biết và phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở một văn bản cụ thể.
– Nhận diện và phân tích hệ thống thuật ngữ khoa học trong văn bản.
– Viết một đoạn văn (hay một văn bản khoa học) ở dạng phổ biến kiến thức khoa học thông thường. II – C U HỎI ÔN TẬP
1. Chỉ ra những đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học được thể hiện ở đoạn văn bản sau:
Viêm dạ dày là một bệnh lí tương đối rõ ràng. Nhưng thuật ngữ này thường bị lạm dụng để giải thích một số triệu chứng của hệ thống tiêu hoá như ợ chua, khó tiêu,… Thực tế, bệnh viêm dạ dày có thể không gây triệu chứng lâm sàng nào cả.
Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo
bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm. Tuỳ theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 11,5 – 15 trên 1.000 dân. Bệnh được chia thành hai nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lí này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỉ lệ từ 40 – 70% trong bệnh lí dạ dày, tá tràng.
(Theo Lan Anh, Bệnh dạ dày và cách điều trị, NXB Lao động, 2009) 2. Đoạn văn bản sau có thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học không? Vì sao?
Văn học dân gian Việt Nam có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống, thể hiện lí tưởng xã hội và đạo đức của nhân dân lao động các dân tộc, được đánh giá như “sách giáo khoa về cuộc sống”. Nó cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên và xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương,… Nó là một kho tàng chứa đựng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, thể hiện đề tài, cốt truyện,…
Những giá trị nhiều mặt trên đây khiến cho văn học dân gian không những giàu sức sống, luôn tồn tại và phát triển song song với bộ phận văn học viết, mà còn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của văn học viết. Nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán của người Kinh thuộc giai đoạn đầu của bộ phận văn học viết như Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp) được xây dựng trên cơ sở các truyền thuyết, cổ tích dân gian.
(Theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 22 – 23)