Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần làm văn-Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Nguồn website dethi123.com

I – NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Kiến thức – Ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: có những ý kiến bàn về lịch sử văn học (về tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học,…), lại có những ý kiến bàn về lí luận văn học (chức năng, phong cách,…). Cần nắm được thời điểm, hoàn cảnh và mục đích của ý kiến được đưa ra bàn luận. – Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của nó với thời hiện tại (ý kiến ấy có đúng không, đúng hoàn toàn hay chỉ đúng một phần, ý kiến ấy có tác dụng gì với văn học và đời sống hôm nay?…). 2. Kĩ năng – Nhận diện dạng đề văn. – Phân tích đề, lập dàn ý. – Tạo lập văn bản. II – C U HỎI ÔN TẬP 1. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”? 2. Bình luận ý kiến: “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” (Nguyễn Văn Siêu) * Để củng cố kiến thức bài học và luyện tập khắc sâu cách xây dựng dàn ý cho kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, anh (chị) tham khảo cách tìm hiểu đề và xây dựng dàn ý của một bạn học sinh dưới đây, rút ra kinh nghiệm và tư xây dựng dàn ý cho bài viết của mình. (1) Câu 1 Theo yêu cầu của đề, người làm bài phải trình bày được ý kiến của mình về hai phương diện: hiểu ý kiến này như thế nào và nêu những suy nghĩ riêng về vấn đề đó. – Về ý kiến của Hồ Chí Minh, cần làm rõ hai vấn đề: Vì sao Hồ Chí Minh nói: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”? Có thể hiểu điều này như sau: + Trong lịch sử xưa và nay, văn học bao giờ cũng bị (được) một giai cấp này hay một giai cấp khác, một tập đoàn này hay một tập đoàn khác sử dụng làm vũ khí chính trị, tư tưởng cho mình. + Trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật luôn luôn diễn ra những cuộc đấu tranh dưới hình thức này hay hình thức khác về quan điểm chính trị, tư tưởng, học thuật (có thể lấy dẫn chứng về các cuộc bút chiến tiêu biểu trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 như: cuộc tranh luận thơ cũ – thơ mới, tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật – nghệ thuật vị nhân sinh,…). Vì sao Hồ Chí Minh yêu cầu văn nghệ sĩ là chiến sĩ? + Người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù tự giác hay không tự giác, bao giờ cũng đứng ở một vị trí xã hội nhất định, sáng tác theo một khuynh hướng chính trị, tư tưởng, xã hội nhất định. Dù có tuyên bố trung lập trong cuộc đấu tranh xã hội thì thực chất mỗi người cũng có một thái độ nhất định. + Trong thực tế hoạt động văn học, các nhà văn phụng sự cho một xu hướng chính trị, tư tưởng nhất định, không ai có thể đứng ngoài cuộc đấu tranh xã hội được (nếu dẫn chứng). – – Phần nêu ý kiến riêng, cần làm rõ các ý sau: + Đây là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã từng nói: Nay ở trong thơ nên có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. + Hồ Chí Minh vừa là lãnh tụ cách mạng vừa là một tài năng nghệ thuật có những đóng góp quan trọng cho nền lí luận văn nghệ cách mạng. + Tư tưởng văn nghệ của Hồ Chí Minh đã định hướng cho văn nghệ sĩ con đường sáng tác cũng như góp phần nâng cao hiệu quả sáng tác nghệ thuật. + Tư tưởng văn nghệ trên của Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi là những bài học về lẽ sống và ý thức cầm bút của người nghệ sĩ. (2) Câu 2 – Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu: + Tác giả xác định tiêu chí đánh giá văn chương chính là ở mục đích của nó: Văn chương vì con người hay văn chương vì văn chương. + Tác giả cho rằng văn chương chuyên chú ở con người là văn chương đáng thờ. Đó là loại văn chương hữu ích cho đời, cho con người. Văn chương chuyên chú ở con người sẽ gặp được mảnh đất màu mỡ, giúp phong phú về đề tài, về nội dung, về sức sống vì cuộc đời con người bao giờ cũng là nguồn sáng tác bất tận cho văn chương. Ngược lại, văn chương chỉ thu hẹp trong kĩ thuật chữ nghĩa đơn thuần, xa lạ với con người thì nhất định sẽ trở nên khô héo và tàn lụi. | + Nên hiểu đúng ý kiến của Nguyễn Văn Siêu. Điều ông nhấn mạnh ở đây là mục đích, nội dung của văn chương song không có ý coi nhẹ giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Ông có ý phê phán loại văn chương coi nghệ thuật là tối thượng, coi nhẹ cuộc sống con người. – Bình luận: + Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu bàn về những vấn đề cơ bản của lí luận văn nghệ. Đó là vấn đề mục đích, chức năng của văn nghệ, vấn đề quan hệ giữa nội dung và hình thức, quan hệ giữa người nghệ sĩ và con người công dân trong sáng tác, các tiêu chí đánh giá sáng tạo văn chương. + Vấn đề này vẫn còn ý nghĩa thời sự trong đời sống văn nghệ hôm nay, trong việc chống lại chủ nghĩa hình thức trong văn học.