Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 9

Gợi ý, đáp án

Nguồn website dethi123.com

I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Trước kia, đã có lúc tôi cảm thấy một nỗi mất mát vô cùng lớn khi tên mình không hề được nhắc đến trong di chúc của người chú giàu có vừa mới qua đời. Nhưng điều đó cuối cùng lại trở thành một trong số rất nhiều những may mắn đến với tôi sau mỗi lần bị thất bại. Chính nhờ không nhận được bất kì phần di chúc nào để lại mà tôi đã phải tự kiếm sống, và từ đó, đã may mắn tìm ra con đường dẫn đến thành công. . Sự tấn công của bệnh tật đôi khi khiến người ta chuyển sự chú ý của mình từ nỗi đau của cơ thể sang nỗi đau tinh thần, và từ đó cho ta thấy chủ nhân đích thực của cơ thể – đó chính là ý chí của con người. Thất bại thường tác động đến con người theo hai cách: Thứ nhất, thất bại có thể là một thử thách buộc ta phải nỗ lực hơn nữa. Thứ hai, thất bại hạ gục và làm ta nản chí. . Điều đáng buồn là đa số mọi người thường nhanh chóng từ bỏ hi vọng và rút lui ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự thất bại, thậm chí ngay cả trước khi thất bại đến. Và rất nhiều người mới chỉ gặp thất bại một lần thôi đã sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của mình, cho dù đó chỉ là một thất bại cỏn con nào đấy. Một người lãnh đạo có tiềm năng là người không bao giờ chịu khuất phục trước thất bại mà ngược lại càng vì thế mà cố gắng. Đánh giá từ cách xử lý tình huống của một người trước thất bại mà ta có thể biết được rằng anh ta có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hay không. Nếu bạn vẫn có thể đứng dậy được sau ba lần thất bại của một công việc nhất định nào đó, bạn có thể tự xem mình là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo trong công ty bạn. Nếu như sau 12 lần thất bại vẫn không thấy nản lòng, hãy tự tin là hạt giống thiên tài đang sinh sôi nảy nở trong bạn. Bạn hãy nuôi dưỡng hạt giống này bằng những tia nắng của hi vọng và niềm tin, đồng thời chứng kiến nó trưởng thành từng ngày cho đến khi đơm hoa kết trái. . (Trích Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill, Napoleon Hill, NXB Trẻ, 2008, tr. 159-160) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo đoạn trích, thất bại tác động đến con người như thế nào? Câu 2. Theo tác giả, đứng trước thất bại, đa số mọi người thường chọn cách ứng phó như thế nào? Vì sao? Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Một người lãnh đạo có tiềm năng là người không bao giờ chịu khuất phục trước thất bại mà ngược lại càng vì thế mà cố gắng”?. Câu 4. Theo anh/chị, bài học ý nghĩa rút ra từ câu chuyện của tác giả là gì? II – LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về mặt tích cực của thất bại. Câu 2 (5,0 điểm) | Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, nhận định: “Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc”. Hãy phân tích nghệ thuật xây dựng hệ thống luận điểm và trình tự triển khai lập luận của Hồ Chí Minh trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập để làm sáng tỏ nhận định trên. – Gợi ý, đáp án I- ĐỌC HIỂU Câu 1. Theo đoạn trích, thất bại thường tác động đến con người theo hai cách: – Thứ nhất, thất bại có thể là một thử thách buộc ta phải nỗ lực hơn nữa. – Thứ hai, thất bại hạ gục và làm ta nản chí. ” Câu 2. Theo tác giả, đứng trước thất bại, đa số mọi người thường nhanh chóng từ bỏ hi vọng và rút lui. Thậm chí, rất nhiều người mới chỉ gặp thất bại một lần thôi đã sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của mình, cho dù đó chỉ là một thất bại còn con nào đấy. Nhìn chung, trong những tình huống này, đa số mọi người không đủ bản lĩnh hoặc sự kiên trì để bắt đầu lại sau thất bại. | Câu 3. Học sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần, miễn sao sự lí giải phải hợp lí và thuyết phục. – Nhìn chung, ý kiến của tác giả là chính xác. Một người có tố chất lãnh đạo, có khả năng đứng đầu hoặc dẫn đầu, phải là người có bản lĩnh vững vàng. Sự kiên trì và bản lĩnh giúp anh ta không dễ dàng bị đánh bại, hơn nữa anh ta sẽ xem thất bại hay khó khăn là động lực để vươn lên, là thử thách để chinh phục. Câu 4. Bài học ý nghĩa rút ra từ đoạn trích: Đôi khi thất bại lại là một điều tốt. Thất bại mở ra những cánh cửa dẫn đến cơ hội mới và đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm ban đầu về hiện thực cuộc sống. Thất bại còn giúp ta nhận ra được đâu là những mặt hạn chế và khắc chế bớt đi tính kiêu ngạo của mình. II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: – Để đi đến thành công, bất cứ ai cũng từng phải trải qua những thất bại. Buồn tủi, chán nản và bỏ cuộc,… đó là cách mà không ít người đã lựa chọn, và kết quả chỉ là những thất bại nối tiếp nhau. Vậy nên, để không bị rơi vào hoàn cảnh ấy, chúng ta phải nhìn ra những khía cạnh tích cực từ thất bại. | – Bài học đầu tiên, bạn nên nhớ thất bại không phải là vấn đề quá lớn. Bạn sẽ bị tổn thương và gặp phải chán nản, nhưng bạn cũng có thể nhanh chóng vực dậy tinh thần để vượt qua, quan trọng là cách bạn đối diện và nhìn nhận nó. + Nghiêm túc đối diện với thất bại giúp ta thấy những sai lầm của bản thân, từ đó học hỏi nhiều điều để chuẩn bị mọi thứ tốt hơn. Chúng ta thường nhìn nhận thất bại dưới góc độ của sự chán nản và tầm thường. Đó chỉ là vấn đề tâm lí. Tại sao chúng ta không thể xem thất bại chỉ là một loại rào cản trên con đường mà ta đang đi tới đích? Nghĩ như thế, ta sẽ nhanh chóng gượng dậy, tiếp tục theo đuổi ước mơ và tìm kiếm khao khát của cuộc đời mình. + Cuộc sống không có ai là hoàn hảo. Có những người thành công ở một vài lĩnh vực nhất định nhưng sẽ không ai có thể trở thành chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, đừng xấu hổ khi bạn không biết hoặc gặp thất bại. Chúng ta không phải sinh ra đã là một thiên tài hay là một người hoàn hảo, ai cũng cần phải học hỏi dần những điều không biết để có thể chinh phục những đỉnh cao và vươn tới những điều tốt đẹp. + Bên cạnh việc tích cực rút kinh nghiệm từ thất bại thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng cần giữ được sự lạc quan. Hãy tận hưởng những thú vui, những vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh để nuôi dưỡng tâm hồn bạn. – Nhìn thất bại ở khía cạnh tích cực cũng có nghĩa là: + Phải biết thừa nhận trách nhiệm trước những sai lầm của mình, dù điều đó là rất khó. Bạn phải hiểu rằng, việc thừa nhận những sai lầm và thất bại sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn, phát triển hơn về cả nhân cách lẫn tư duy. + Sai lầm không chỉ là phải xin lỗi, sai lầm còn là kinh nghiệm. Điều quan trọng là bạn có biết cách rút ra những bài học quý giá từ thất bại của bản thân hay không. Sau đó, điều cần làm là khắc phục sai lầm để khi gặp phải vấn đề tương tự hay trong những tình huống hoàn toàn khác biệt ta đều có thể vượt qua được dễ dàng. Câu 2. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa lập luận và dẫn chứng. Có thể tham khảo dàn ý sau: a) Trình tự lập luận: – Nêu ý nghĩa của việc dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. – Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh đổ các luận điểm “khai hoá”, “bảo hộ”, “thuộc địa” của thực dân Pháp. – Chủ tịch Hồ Chí Minh phủ nhận vai trò Đồng minh và tính chất phản nhân đạo của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định tính chất chính nghĩa và nhân đạo của nhân dân ta. – Lời tuyên bố độc lập và khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập của nhân dân ta. Hệ thống và trình tự lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra rất chặt chẽ, sắc sảo, hợp lí, hợp tình, vì thế mà nó rất giàu sức thuyết phục. b) Dẫn chứng: – Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ đọc trước đồng bào và một thế giới chung chung, cũng không phải chỉ để tuyên bố độc lập một cách đơn giản. Ngoài đồng bào cả nước, đối tượng của bản Tuyên ngôn trước hết là các đế quốc Anh, Pháp, Mĩ. Thêm nữa, sự khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ở đây còn đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ những lí lẽ của bọn thực dân trước dư luận thế giới. Và tất nhiên, đó chính là lí do Hồ Chí Minh dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử thế giới của Pháp và Mĩ như là một chiêu thức sắc sảo – chiêu thức “gậy ông đập lưng ông”. Với việc dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp ngay ở phần đầu bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã vừa ngầm nhắc nhở họ đừng làm điều phản bội lại tổ tiên mình, vừa đặt cuộc cách mạng và nền độc lập của nước ta ngang hàng với các cuộc cách mạng và nền độc lập của Pháp và Mĩ. Đó là một cách vào đề vừa thật khéo léo lại vừa kiên quyết. Trong phần đầu, Hồ Chí Minh còn nêu ra một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hơn. Nó là vấn đề được đưa ra để đối thoại với kẻ thù – đó là vấn đề độc lập dân tộc. Từ lời của bản tuyên ngôn của Mĩ, Bác viết: “Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, cậu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Lí lẽ quả thật rất chắc chắn và sắc sảo, giản dị mà vô cùng hiệu quả. ” – Khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp luôn lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái và dùng chiêu bài “bảo hộ”, “khai hoá”. Bản Tuyên ngôn đã lật tẩy bản chất đen tối và xảo quyệt đó của chúng bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi được. | Thực dân Pháp muốn khoe khoang công lao “khai hoá” Đông Dương thì bản Tuyên ngôn vạch trần những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của chúng trong hơn 80 năm thống trị nước ta: chúng thủ tiêu mọi quyền tự do, | dân chủ; chia rẽ ba kì; tắm máu các phong trào yêu nước; thi hành chính sách ngu dân; đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn,… . Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” Đông Dương thì bản Tuyên ngôn chỉ rõ: “trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. | Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại Đông Dương nhưng trên thực tế, Đông Dương đã là thuộc địa của Nhật. Và nhân dân ta cũng giành được chính quyền là từ tay Nhật. – Những lập luận dựa trên cơ sở thực tiễn rất sắc sảo này dẫn đến lời tuyên ngôn đanh thép ở đoạn sau.