Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 5

Gợi ý, đáp án

Nguồn website dethi123.com

– ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) | Đọc đoạn trích: Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng. Tuy nhiên, nếu giận dữ đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc và khiến chúng diễn tiến như cách ta mong muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời. | Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng chất chứa một dòng nham thạch chỉ chực chờ cơ hội là tuôn trào, phá hủy tất cả. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần biết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng. Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác. (Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai, Tian Dayton, Ph.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 11-12) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo đoạn trích, nguồn gốc của sự giận dữ là do đâu? Câu 2. Theo tác giả, có những cách giải quyết nào khi có sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn của bản thân? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu “Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng chất chứa một dòng nham thạch chỉ chực chờ cơ hội là tuôn trào, phá hủy tất cả”? | Câu 4. Theo anh/chị, cách tốt nhất để giải quyết cơn nóng giận là gì? II – LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tác hại của sự nóng giận và cách kiểm soát. Câu 2 (5,0 điểm) | Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng cách kết thúc truyện lại không giống nhau. Anh/Chị hãy chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy. Mỗi cách kết thúc mang đến những ý nghĩa gì? Gợi ý, đáp án I- ĐỌC HIỂU | Câu 1. Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên nảy sinh khi ta thấy điều gì đó hoặc ai đó làm trái ý mình. | Câu 2. Khi có sự việc gì đó diễn ra trái ý mình, thường có hai cách giải quyết: – Dấn thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc và khiến chúng diễn tiến như cách ta mong muốn. – Lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. | Câu 3. Cách so sánh, ví von của tác giả (cơn nóng giận như dòng nham thạch) đủ cho ta hình dung sự dữ dội và tác hại của tức giận. Nếu ta cứ che giấu sự tức giận ở trong lòng mà không tìm cách giải quyết nó theo một hướng tích cực, nó sẽ khiến ta cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chính ta. | Câu 4. Học sinh có thể đưa ra các giải pháp khác nhau, miễn sao giải pháp đó là hợp lí và thuyết phục. | Thông thường, người ta phải rèn luyện, học cách kiểm soát và kiềm chế cơn giận dữ. Kiểm soát giận dữ là ý thức được những cảm xúc và nhu cầu trong lòng, tìm cách kiểm soát một cách lành mạnh, thay vì đè nén tức giận, mục tiêu hướng đến là biểu lộ sự tức giận với tinh thần xây dựng. II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: – Nóng giận là trạng thái mất bình tĩnh, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân khiến chúng ta có những phản ứng thái quá. Thông thường, khi tức giận người ta sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối tột độ mà đánh mất đi sự kiểm soát khách quan đối với những lời nói, hành vi của mình. Khi ấy ta có thể nói hay có những hành vi mà chính bản thân mình cũng không nghĩ đến, đó là những lời nói, hành vi bị điều khiển bởi cơn tức giận nên rất nặng nề, nghiêm trọng. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì tức giận mà gây ra những hậu quả khôn lường. – Giận dữ nếu không được giải toả, trước hết sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là những bệnh liên quan đến tim mạch hay thần kinh. Những cơn tức giận đồng thời cũng làm rạn nứt hoặc gây đổ vỡ những mối quan hệ tốt đẹp, đánh mất những thời cơ. Tức giận làm cho con người mất đi khả năng đánh giá khách quan, khi ấy bạn cũng có thể đánh mất cơ hội để học hỏi những điều tốt đẹp, bạn cũng không thể đưa ra những cách giải quyết thấu đáo, hợp lí nhất. Bởi bạn chỉ có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo, những quyết sách đúng đắn khi bạn bình tĩnh và sáng suốt. – Tức giận mang đến những bức bối khủng khiếp nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng đừng nên vì một phút mất bình tĩnh mà đánh mất chính mình. Đôi khi sự việc không giống như những gì chúng ta chứng kiến, vì vậy hãy học cách kiềm chế cơn tức giận, bình tĩnh để đánh giá và xử lí vấn đề. | + Dù bạn đang tức giận đến đâu, muốn “xả” hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra đến đâu thì cũng nên cố gắng suy nghĩ về những gì bạn định nói ra, xem liệu bạn có hối hận về nó sau này hay không. + Chia sẻ với người khác, với bạn bè cũng là cách để giảm bớt sự nóng giận. Thay vì cố gắng “đối đầu” với những điều không mong muốn, hãy nói chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có thể sự tức giận sẽ giảm đi nhanh chóng và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè mình. + Trong nhiều trường hợp, để kiểm soát cơn nóng giận, bạn cần thiết phải xem lại bản thân, giảm cái tôi của mình xuống. Rất có thể bạn đang hiểu lầm, hiểu chưa thấu đáo sự góp ý chân thành của người khác. Hoặc cũng có thể bạn đang cố gắng bảo vệ những suy nghĩ bảo thủ của chính mình. – Khi biết kiểm soát cơn tức giận, chúng ta không chỉ làm chủ được cảm xúc của bản thân, hướng đến những điều tích cực mà còn là cách để chúng ta rèn luyện bản lĩnh cũng như trưởng thành hơn trong cuộc sống. Câu 2. Các ý chính cần triển khai: a) Giới thiệu chung: – Chí Phèo xứng đáng là một kiệt tác, kết tinh thành tựu truyện ngắn của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Còn Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc, tên tuổi của Kim Lân gắn liền với thiên truyện nổi tiếng này. – Hai tác phẩm trên đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng cách kết thúc truyện lại khác nhau. b) Phân tích, giải thích và nêu ý nghĩa: Ý – Sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện: | Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch đã xuất hiện ở phần đầu tác phẩm. Khi nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong óc thị thoáng hiện ra hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ không và vắng người lại qua. Còn truyện ngắn Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong óc nhân vật Tràng: đoàn người đi phá kho thóc của Nhật cùng với lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với những hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả ở những phân trước của thiên truyện. – Giải thích lí do về sự khác nhau trong hai cách kết thúc truyện: + Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau: Chí Phèo là tác phẩm viết trước Cách mạng (viết năm 1941) trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn truyện ngắn Vợ nhặt viết sau năm 1945 (in trong tập truyện Con chó xấu xí, 1962) khi quần chúng đã được cách mạng giải phóng. + Chí Phèo thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán, thời điểm mà người viết chưa nhìn thấy lối thoát cho những người nông dân nghèo khổ, cùng quẫn. Còn Vợ nhặt là tác phẩm của nền văn học cách mạng từ sau năm 1945, nhà văn có khả năng và cần thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội. | + Do ý đồ nghệ thuật của mỗi nhà văn trong từng tác phẩm. L – Ý nghĩa của mỗi cách kết thúc: Kết thúc của Chí Phèo đầy ám ảnh, góp phần tạo nên kết cấu theo kiểu vòng tròn, thể hiện sự bế tắc của số phận người nông dân, đồng thời cho thấy “hiện tượng Chí Phèo” vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội cũ. Còn kết thúc của Vợ nhặt mở ra hướng giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ ra con đường sống của người nông dân và cho thấy khi bị đẩy vào tình trạng đói khát cùng đường thì những người nông dân nghèo khổ sẽ hướng tới cách mạng. c) Đánh giá: Cách kết thúc của Chí Phèo và Vợ nhặt thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao và Kim Lân, góp phần thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.