


Gợi ý, đáp án





Nguồn website dethi123.com
I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) • | Đọc đoạn trích:
Thái độ sống thể hiện bản chất và nhân cách của mỗi người. Nền tảng của việc hình thành thái độ tích cực chính là suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, để có được một thái độ đúng đắn, đòi hỏi mỗi người cần có sự quyết tâm, tấm lòng bao dung và tinh thần dấn thân, sẵn sàng đối diện với thử thách. * Trong cuộc đời mỗi người đều có hai người thầy: Người thầy khôn ngoan và Người thầy trải nghiệm. Để lĩnh hội bài học từ hai người thầy ấy, ta phải trả một cái giá nhất định nào đó. Thường thì cái giá của sự từng trải là thời gian, sự đổ vỡ trong những mối quan hệ, thậm chí là những mất mát trong hạnh phúc cá nhân.
Khác với sự từng trải, khôn ngoan là bài học ta tiếp thu được từ sự trải nghiệm của người khác. Nhưng nếu không biết cách kiểm soát bản thân, rất có thể ta sẽ rơi vào những sai lầm đáng tiếc.
Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn, trong đó có những lựa chọn thay đổi cả một đời người. Bởi vậy, bạn cần chọn cho mình một thái độ sống đúng đắn để sau này không phải day dứt, dằn vặt.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 138) Thực hiện các yêu cầu sau: • Câu 1. Cơ sở tạo nên thái độ sống tích cực là gì?
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, để có được một thái độ sống đúng đắn, chúng ta cần phải làm gì? | Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về hai khái niệm “Người thầy khôn ngoan” và “Người thầy trải nghiệm”?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn, trong đó có những lựa chọn thay đổi cả một đời người. Bởi vậy, bạn cần chọn cho mình một thái độ sống đúng đắn để sau này không phải day dứt, dằn vặt”? II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề: Thái độ sống tích cực.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cô Hiền bên ngoại, chị Đại bên nội là những người đàn bà có đầu óc rất thực tế. Mọi sự mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mơ mộng vớ vẩn. Đã tỉnh là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ. Cô tuyên bố thẳng thừng với tôi: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”. Gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ, làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Có gì mà kinh ngạc, cô đã tính trước cả. Sau khi sinh đứa con gái út, người con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tối sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”. Là thôi hắn. Cô bảo tôi: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà . không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi: “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sao là tuỳ”.
| Đầu năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, là đợt đầu tiên nên tuyển chọn rất kĩ càng, lứa tuổi từ mười tám đến hai lăm, diễn viên cải lương và kịch nói có, nhạc sĩ có, hoạ sĩ có, giáo viên trung học rất đông, là những chàng trai ưu tú của Hà Nội. Nghe nói khoảng sáu trăm sáu mươi người. Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mi. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. Họ có dừng lại Hà Nội vài giờ vào lúc tối, nhưng không một ai biết. Tôi hỏi cô: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”. Cô trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè.
Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm cô không nhận được một tin tức gì về đứa con đã ra đi, lại đến thằng em kế làm đơn xin tòng quân, cũng đòi vào chiến trường phía trong để gặp anh, nếu anh đã hi sinh thì nối tiếp chí hướng của anh. Tôi lại hỏi cô: “Cô cũng đồng ý cho nó đi à?”. Cô trả lời buồn bã: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Rồi cô chép miệng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Cũng may chú em tôi học rất giỏi, thi vào đại học với số điểm rất cao, nên nhà trường giữ lại. Tôi đến chúc mừng cố và em, cô nói: “Hiện tại thì nó may hơn anh nó, nhưng nếu anh nó còn sống rồi cũng chưa biết đứa nào may hơn đứa nào”. Cô tới tính toán việc nhà việc nước đại khái là như thế.
(Trích Một người Hà Nội, Nguyễn Khải, Ngữ văn 12, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 93 – 94) Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, nhất là đoạn trích trên, anh (chị) hãy phân tích để làm rõ những vẻ đẹp của nhân vật cô Hiền.
Gợi ý, đáp án
I- ĐỌC HIỂU | Câu 1. Cơ sở hình thành nên thái độ tích cực chính là suy nghĩ tích cực.
Câu 2. Thái độ sống là cách nhìn, cách suy nghĩ, cách hành động mang tính ổn định của mỗi người trước các việc diễn ra trong đời sống hằng ngày. Có người nhìn cuộc sống bằng một thái độ tích cực, song cũng có người chỉ nhìn thấy sự bị quan, bế tắc. Để có một thái độ sống đúng đắn, ngoài suy nghĩ tích cực, mỗi người cần có sự quyết tâm, tấm lòng bao dung và tinh thần dấn thân, sẵn sàng đối diện và vượt qua thử thách.
– Câu 3. Hai khái niệm “người thầy trải nghiệm” và “người thầy khôn ngoan” trong đoạn trích đều là cách nói ví von, so sánh. “Người thầy trải nghiệm” ám chỉ những điều chúng ta tự học được hoặc tự rút ra bài học sau khi chính bản thân mình trải qua các hoạt động trong thực tiễn. Trong khi đó “Người thầy khôn ngoan” ám chỉ cách chúng ta quan sát, tiếp thu, rút ra bài học từ sự trải nghiệm của người khác. . Câu 4. – Trong cuộc sống, mỗi giai đoạn của cuộc đời, chúng ta lại có quyền, có cơ hội lựa chọn những bước đi khác nhau. Ví như, khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, có bạn lựa chọn học tiếp lên đại học, có bạn lựa chọn đi học nghề, có bạn lựa chọn theo đuổi ngay lập tức một công việc hay một đam mê nào đó,… Những lựa chọn ấy có thể phù hợp hay không phù hợp, thậm chí nó có thể làm thay đổi cả cuộc đời của bạn. Tất cả những điều ấy, chỉ có thời gian và sự nỗ lực của bản thân mới có thể trả lời cho bạn được. Tuy vậy, nếu chúng ta có một sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng, với một suy nghĩ tích cực và một thái độ sống đúng đắn, bạn sẽ có niềm tin để khẳng định sự lựa chọn của mình là thích đáng. Đồng thời, sự lựa chọn ấy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tích cực và tốt đẹp hơn. . – Trên đây là những gợi ý mang tính tham khảo. Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình đồng tình một phần. Đồng thời cần có những lí giải hợp lí, thuyết phục. II- LÀM VĂN
Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn:
– Thái độ sống là cách nhìn, cách suy nghĩ, cách hành động mang tính ổn định của mỗi người trước các việc diễn ra trong đời sống hằng ngày. Thái độ sống, do đó, góp phần hình thành nên tính cách, phong cách của con người.
– Sống tích cực là nhìn cuộc sống, suy nghĩ và hành động theo hướng lạc quan, tin tưởng với năng lực tinh thần mạnh mẽ, nhìn nhận mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp; tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi nhất. Người sống tích cực là người luôn yêu đời, dũng cảm, dám đối đầu với thử thách, không dễ
dàng bỏ cuộc hay dựa dẫm ỷ lại vào người khác. Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp cần gây dựng.
– Thái độ sống tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của mỗi con người và có tính chất định hướng hành động đúng đắn cho mỗi chúng ta. Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. Những giá trị vật chất mà họ tạo ra không chỉ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân mà còn góp phần giúp đỡ cộng đồng. Giá trị tinh thần mà họ đem lại là niềm vui, niềm hạnh phúc khiến cho cuộc sống của mình có ích, có ý nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng. Thái độ sống tích cực của cá nhân còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và tiến bộ.
– Tóm lại, thái độ sống tích cực chính là giá trị tinh thần cao quý mà mỗi người chúng ta cần xây dựng, cần được rèn luyện và nuôi dưỡng. Có thái độ sống tích cực, bạn sẽ luôn chủ động, nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Từ đó giúp bạn không ngừng nỗ lực để khắc phục khó khăn và hoàn thiện bản thân mình.
Câu 2. Các ý chính cần phân tích trong bài văn:
– Nhân vật trung tâm của truyện Một người Hà Nội – cô Hiền – được tác giả xây dựng là một người Hà Nội bình thường như bao nhiêu người Hà Nội khác, đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm, nhưng vẫn giữ được cái cốt cách, bản lĩnh văn hoá của con người nơi đây.
– Tính cách thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm những quan điểm, thái độ của mình trước cuộc sống chính là nét đẹp tâm hồn, cá tính của cô. Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhìn nhận một cách khách quan: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”, như là tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở,… Đầu óc thực tế của cô tính toán rất khôn khéo mọi việc trước sau và “đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ”.
– Thời son trẻ, cô giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi phải làm vợ, làm mẹ, “cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”. Cô sinh năm đứa con, đến đứa con gái út, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi
sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”. Cô bảo ban, dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội. Cô dạy từ những việc nhỏ nhất: “ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn”, đến cái lớn nhất là quan niệm sống, lẽ sống: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, | nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng […] Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ…”. | – Cuộc đời cô Hiền song hành cùng những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước. Lịch sử dân tộc được soi sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Cô Hiền luôn giữ được những phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của mình, sống vì vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng sự lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế, sau hoà bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Mặc dù có “bộ mặt rất tư sản, cách sống rất tư sản” nhưng cô Hiền không phải học tập, cải tạo vì cô “không bóc lột ai cả”. Cô mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và tự tay làm ra sản phẩm: “Hoa rất đẹp, bán rất đắt,… chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu,…”. Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muốn góp phần vào công việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh.
| Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác và mình cũng được vui buồn, lo âu như những bà mẹ Việt Nam khác. Trước việc đứa con đầu tình nguyện xin đi đánh Mĩ, cô nói: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm sau, đứa em theo bước anh, cũng đòi vào chiến trường, cô bày tỏ: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó,… Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Những bộc bạch giản dị, chân thành nhưng ngời sáng một tư cách tự trọng, một tấm lòng yêu nước thiết tha.
– Tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội, là sự khẳng định những phẩm chất cao đẹp của con người cô, những tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Những người Hà Nội như cô bình thường và vô danh nhưng là “những
hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội”, tất cả đang “bay” lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Ánh vàng đó chính là truyền thống đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.