Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 3

Gợi ý, đáp án

Nguồn website dethi123.com

I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tha thứ là điều cần thiết để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Cứ níu lấy những bất bình, nuối tiếc, thù hận sẽ chỉ khiến cho bản thân phải chịu đựng sự giày vò một cách vô lí. Mỗi người cần quyết định xem liệu mình có sẵn sàng lắng nghe, nhường nhịn để tìm thấy sự bình yên, hòa thuận và yêu thương cùng người khác hay không. Mỗi khi giữa hai người xảy ra bất đồng, thường thì người nào cũng cho là mình đúng và đối phương sai, ra sức bảo vệ lập trường và bào chữa cho hành vi của mình. Việc thay đổi từ thái độ phán xét sang thấu hiểu sẽ đưa bình yên vào thế chỗ thù hận. Biết thấu hiểu sẽ khiến ta dễ dàng tha thứ. Đó chính là nền tảng để ta có được sự tự do về cảm xúc. Biết tha thứ sẽ đem lại sự cao cả cho con người trần tục. Không chỉ là một trạng thái tình cảm, sự tha thứ được sinh ra từ trái tim đã trải qua đau đớn, thù hận, hối tiếc, thất vọng và tội lỗi. Tha thứ là một thói quen. Nó có sức mạnh giải phóng những rào cản trong tim – những rào cản khiến chúng ta không còn biết đến yêu thương. (Trích 10 điều tạo nên số phận, David Simon, M.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 101) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Tại sao tha thứ lại mang đến sự bình yên trong tâm hồn? 1 . Câu 2. Thế nào là tha thứ? Câu 3. Theo đoạn trích, căn nguyên làm nảy sinh sự thù hận là do đâu? | Câu 4. Anh/Chị hiểu thế nào về nhận định của tác giả “Biết thấu hiểu sẽ khiến ta dễ dàng tha thứ”? II – LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về nhận định: Không chỉ là một trạng thái tình cảm, sự tha thứ được sinh ra từ trái tim đã trải qua đau đớn, thù hận, hối tiếc, thất vọng và tội lỗi. Tha thứ là một thói quen. Nó có sức mạnh giải phóng những rào cản trong tim – những rào cản khiến chúng ta không còn biết đến yêu thương. Câu 2 (5.0 điểm) Nhận định về thơ Tố Hữu, trong bài Thơ Tố Hữu đọc trong ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông, giáo sư Mai Quốc Liên viết: “cái chết người, tình người, cái chất nhân văn, cái chất thơ đích thực, sâu đằm, riêng có của Tố Hữu sẽ làm thơ ông sống mãi trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước bây giờ và mai sau”. (Thời báo Văn học Nghệ thuật, số 12, ngày 15 – 10 – 2020). Anh/Chị hãy bình luận ý kiến trên. Gợi ý, đáp án I- ĐỌC HIỂU Câu 1. Tha thứ là điều cần thiết để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, bởi nếu chúng ta cứ níu lấy những bất bình, nuối tiếc, thù hận sẽ chỉ khiến cho bản thân phải chịu đựng sự giày vò một cách vô lí. Rũ bỏ được những điều phiền muộn ấy, tâm hồn chúng ta sẽ trở nên nhẹ nhõm, bình yên. | Câu 2. Tha thứ là bỏ qua, không trách cứ hay trừng phạt lỗi lầm mà người khác đã gây ra khiến cho ta bị ảnh hưởng hoặc tổn thương về tinh thần hay vật chất. Câu 3. Trong cuộc sống, dù ở gia đình hay ngoài xã hội, chúng ta khó có thể tránh hết được những sự va chạm hay bất đồng về quan điểm. Về mặt tâm lí, mỗi khi giữa hai người xảy ra bất đồng, thường thì người nào cũng cho là mình đúng và đối phương sai, từ đó ra sức bảo vệ lập trường và bào chữa cho hành vi của mình. Sự bảo thủ kết hợp với khả năng kiểm soát cảm xúc không tốt làm nảy sinh những suy nghĩ nhỏ nhen, lâu dần nếu mâu thuẫn không được hóa giải sẽ phát sinh sự thù hận. | Câu 4. Muốn tha thứ, chúng ta phải gạt bỏ tự ái cá nhân. Thêm nữa, phải đặt mình vào vị trí của đối phương, hiểu đối phương, sẵn sàng chấp nhận bỏ qua những bất đồng quan điểm, những lỗi lầm của họ. Thấu hiểu là hiểu một cách sâu sắc, chân thành trên cơ sở sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, bao dung. Do đó, biết thấu hiểu thực sự giúp ta dễ dàng tha thứ. II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: | – Tha thứ là bỏ qua, rộng lượng trước lỗi lầm của người khác. Nó thể hiện | tấm lòng đại lượng, khoan dung. Nhưng sự tha thứ không thực sự dễ dàng như vậy. Đúng như lời nhận định “sự tha thứ được sinh ra từ trái tim đã trải qua đau đớn, thù hận, hối tiếc, thất vọng và tội lỗi”. Mọi bất đồng, va chạm hay lỗi lầm trước đó, chắc chắn đã làm cho mình hoặc đối phương bị tổn thương, thậm chí là WED :2- 4.2 ELTE — – —- – . những vết thương không dễ dàng xoa dịu được. Bởi vậy, để có thể tha thứ, người ta phải vượt lên trên tất cả: sự tự ái cá nhân, đau đớn, thù hận, hối tiếc, thất vọng hay tội lỗi. Lúc ấy, tha thứ thực sự thể hiện sức mạnh của lòng vị tha. Tha thứ nâng đỡ tâm hồn của người khoan dung và người được khoan dung. – Khi trái tim ta bị người khác làm tổn thương, vô hình trung một rào cản khiến chúng ta không còn biết đến yêu thương dựng lên ngay ở đó. Rào cản ấy là những cơn giận, là sự cay đắng, là những nỗi đau. Thế nhưng, sống ở trên đời, ai cũng có thể mắc sai lầm, cũng từng gây tổn thương cho mình và cho người khác. Hiểu được như thế mới thấy tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình, thanh lọc tâm hồn mình, giúp người gần người hơn. Nhân đạo khoan dung cũng là truyền thống quý báu từ ngàn đời xưa của dân tộc. – Lời nhận định của tác giả đoạn trích cho thấy tha thứ là điều khó khăn nhất (vì nó bắt đầu từ trái tim bị tổn thương), nhưng cũng là điều cao cả nhất (vì có khả năng giải phóng những rào cản để thắp lửa cho trái tim sự yêu thương). Biết tha thứ giúp trút bỏ hận thù, giận dữ, nỗi đau, … đem lại sự bình yên cho tâm hồn. – Tha thứ không phải là sự từ bỏ lòng tự trọng, tự tôn hay dung túng cho sai lầm, yêu thương không đúng cách, bao dung không đúng việc, vị tha không đúng người. Cội nguồn của sự tha thứ là lòng khoan dung xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm thấu hiểu. Bởi vậy nó có sức mạnh sưởi ấm lại trái tim, thể hiện vẻ đẹp nhân văn và trí tuệ của mỗi con người. Câu 2. Bài viết cần làm rõ được những nội dung chính sau: a) Giới thiệu chung: – Nhân dịp kỷ niệm 100 ngày sinh của nhà thơ lớn Tố Hữu, nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, lí luận, phê bình viết về ông. Có thể kể đến bài của nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Trần Đăng Khoa hay bài viết của Giáo sư Mai Quốc Liên. . – Bài viết Thơ Tố Hữu đọc trong ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông của Giáo sư Mai Quốc Liên nhận định về sức sống lâu dài của thơ Tố Hữu. b) Phân tích làm rõ nhận định: – “Cái chết người, tình người, cái chất nhân văn” của thơ Tố Hữu: Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Thơ ông chủ yếu khai thác đề tài từ đời Sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm cách mạng của bản thân nhà thơ. Ông đã để lại cho nền thơ cách mạng Việt Nam nhiều bài thơ hay. Thơ ông đạt tới giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao khi ngòi bút của ông động chạm đến vấn đề niềm vui cách mạng, lẽ sống cách mạng và ân tình cách mạng. Những bài thơ nói lên một cách sâu sắc, thấm thía ân tình của người cách mạng là các bài thơ Bầm ơi, Việt Bắc, Mẹ Tơm, những bài thơ viết về Bác như Sáng tháng Năm, Bác ơi!, những bài thơ viết về Huế như Quê mẹ, Bài ca quê hương ,… đều là những bài thơ đặc sắc. Ở những bài thơ đó, “cái chất người, tình người, cái chất nhân văn” quả là đã thấm đượm và đó là một trong những lí do làm cho thơ Tố Hữu có sức sống lâu dài. – “Cái chất thơ đích thực, sâu đằm, riêng có của Tố Hữu”, đây chính là những nét riêng về nghệ thuật của thơ Tố Hữu, cũng có thể xem là một số nét biểu hiện phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Là thơ trữ tình – chính trị, nhưng thơ Tố Hữu vẫn là thơ đích thực. Tố Hữu sáng tạo nên nhiều hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình tượng Bác Hồ, mẹ Tơm, mẹ Suốt, anh giải phóng quân,… Thơ ông có chiều sâu tâm tư, có giọng điệu riêng. Chính những điều đó sẽ làm thơ ông sống mãi trong lòng những thế hệ người Việt Nam yêu nước bây giờ và mai sau. . – Nhận định nói trên của Giáo sư Mai Quốc Liên là một nhận định đúng đắn và sâu sắc. Thơ Tố Hữu đã vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ Tố Hữu đã từng lay động mãnh liệt tâm trí nhiều người Việt Nam yêu nước, cổ vũ họ đến với cách mạng. Từ năm 1945 đến 1975, trải qua hai cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ, thơ Tố Hữu là niềm động viên, cổ vũ lớn lao con người Việt Nam. Từ sau 1975, khi đất nước đã thống nhất, đời sống xã hội và văn học đã trở về với quy luật bình thường, thơ Tố Hữu có thể không còn sức mạnh lớn lao như trước, nhưng vẫn có sức lôi cuốn, sức hấp dẫn riêng. c) Kết luận: Khẳng định một lần nữa, tính đúng đắn, sâu sắc của nhận định.