Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 20

Gợi ý, đáp án

Nguồn website dethi123.com

I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Thường thì sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người giới hạn ở một mức độ nào đó. Một khi liên tục phải đối đầu với khó khăn, thử thách, người ta dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản và buông xuôi. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ đầu – trong công việc, gia đình hoặc khi đối mặt với những cám dỗ. Mỗi người đều có một “điểm giới hạn” riêng. Khi đạt đến điểm giới hạn về thể chất, cảm xúc hay tinh thần có nghĩa là chúng ta đang chạm đến điểm dừng và mọi hệ thống trong ta sẽ bắt đầu phản ứng lại. Điểm giới hạn này có thể là kết quả của những thói quen trong quá khứ hoặc đơn giản là giới hạn chịu đựng của bản thân. Dù lí do là gì đi chăng nữa thì xu hướng chung của mọi người là “từ bỏ”. Cái ác có thể bị đánh bại, nhưng nó vô cùng xảo quyệt và dễ cuốn người ta vào con đường tội lỗi. Không những thế, nó còn nắm rất rõ điểm dừng của bạn. Hậu quả mà cái ác mang lại đó là sự xung đột trong các mối quan hệ gia đình cũng như ngoài xã hội. Dần dần, bạn sẽ đánh mất niềm tin vào mọi người, mất đi thiện chí thiết lập quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Chẳng hạn, trong cách ăn nói, chỉ cần một lời phàn nàn hay chỉ trích về cân nặng hoặc cách đi đứng cũng có thể phá hỏng một mối quan hệ tốt đẹp. Vậy, làm thế nào để vượt qua giới hạn ấy? Câu trả lời ngắn gọn đó là kiên trì. Kiên trì chính là sức mạnh giúp bạn chiến thắng những giới hạn của bản thân, từ đó vững bước trên con đường đã chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải phát huy khả năng giải quyết vấn đề của bản thân, nhìn nhận những kết quả tốt đẹp nó mang lại. | (Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 81-82) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo đoạn trích, “điểm giới hạn” được hiểu là gì? | Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích . Câu 3. Khi đạt đến điểm giới hạn, xu thế chung của con người là gì? Tại sao lại như thế? | Câu 4. Theo anh/chị, nhận thức đúng về các giới hạn của bản thân có ý | nghĩa gì? II – LÀM VĂN (7,0 điểm) | Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về nhận định: Kiên trì chính là sức mạnh giúp bạn chiến thắng những giới hạn của bản thân, từ đó vững bước trên con đường đã chọn. | Câu 2 (5,0 điểm) So sánh và phát biểu cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.89) Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. (Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát võng, Nguyễn Khoa Điềm, (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.121) Gợi ý, đáp án I- ĐỌC HIỂU Câu 1. “Điểm giới hạn” là một phạm vi, mức độ, ranh giới mà sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người không được phép hoặc chưa thể vượt qua. . – Câu 2. Đoạn trích có hai nội dung chính: – Luận giải về những giới hạn và cách mà con người thường làm khi đứng trước những giới hạn trong cu – Chỉ ra phương hướng để con người có thể chiến thắng được những giới hạn của bản thân. Câu 3. Khi đạt đến “điểm giới hạn”, xu hướng chung của mọi người sẽ là “từ bỏ”. Bởi bế tắc trong việc tìm ra cách giải quyết những khó khăn, thử thách sẽ khiến ta rơi vào tình trạng mệt mỏi và chán nản. Nếu không đủ sự kiên trì, không đủ bản lĩnh, ta sẽ buông xuôi. Câu 4. Mỗi người đều có một ngưỡng giới hạn nhất định về năng lực, về khả năng hay về nguồn lực để thực hiện một điều gì đó. Nhận thức đúng về các giới hạn của bản thân là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Cần xác định được năng lực, sở trường của mình; xác định được đâu là giới hạn tối đa, hay đầu chỉ là ngưỡng giới hạn tạm thời. Từ đó, tìm cách phát huy hết những điểm mạnh của bản thân trong cuộc sống. II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… . b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: – Giới hạn là một khái niệm có phạm trù rất rộng. Dựa vào yêu cầu của đề bài, chúng ta chỉ quan tâm đến những giới hạn của bản thân” – tức là giới hạn về khả năng, năng lực mà ta có thể đáp ứng, chinh phục hoặc vượt qua một công việc nào đó trong cuộc sống. . – Năng lực thể chất và trí tuệ của mỗi người là khác nhau bởi vậy cho nên các giới hạn cho từng người cũng khác nhau. Khi gặp những khó khăn, thử thách cực đại gây áp lực lớn đến giới hạn chịu đựng của mỗi con người, chúng ta thường nản chí, phần lớn chúng ta sẽ buông bỏ, chấp nhận đầu hàng trước những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, cũng phải luôn thừa nhận một điều, đó là khả năng của con người là vô hạn. Những khả năng đặc biệt và vượt trội thường chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, những điểm chơi vơi nhất của “giới hạn bản thân”. Chính bởi thế mới có ý kiến cho rằng sự kiên trì là sức mạnh giúp bạn chiến thắng những giới hạn của bản thân. – Kiên trì trong hoàn cảnh này không chỉ là sự nhẫn nại, chờ thời mà còn phải là sự cố gắng vượt bậc và quyết tâm theo đổi mục đích công việc đến cùng. Nhờ có sự nỗ lực không ngừng nghỉ ta mới có thể khơi gợi, khám phá được những phẩm chất tốt đẹp hơn, ưu việt hơn còn đang ẩn giấu. Hiểu như thế để thấy, giới hạn nhiều khi do chính ta quyết định. Bạn buông bỏ, đầu hàng ở điểm nào thì giới hạn của bạn nằm ở điểm đó. Trái lại, nếu bạn càng kiên trì theo đuổi, cố gắng vượt | lên thì tức là giới hạn của bạn sẽ liên tiếp được nới ra, mở rộng thêm. Năng lực của bạn nhờ đó mà cũng được phát triển, được nâng lên, đồng thời cơ hội để thành công của bạn ngày một lớn dần. . – Chúng ta không ảo tưởng là có thể hoàn thành mọi việc, nghĩa là giới hạn | nào cũng có thể chinh phục và vượt qua. Song nếu chúng ta hiểu thành công ( không bao giờ đến một cách dễ dàng, nếu chúng ta luôn giữ được sự tự tin, luôn tự bồi đắp để phát triển năng lực của bản thân mình; theo đuổi một cách chủ động và có hiểu biết từng công việc, từng mục đích cụ thể thì chắc chắn chúng ta có cơ hội để chiến thắng những giới hạn mà theo nếp nghĩ thông thường bạn sẽ không thể vượt qua. Nó là cơ sở và cũng là cách thức để chúng ta vững bước đi trên con đường mà ta đã chọn. | Câu 2. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chính sau: * Giới thiệu được khái quát về tác giả, tác phẩm và hai đoạn trích thơ. * Điểm chung của hai đoạn thơ: – Về nội dung: Hai đoạn thơ nói đến sự đóng góp, hi sinh của nhân dân cho – Tổ quốc. – Về nghệ thuật: Hai đoạn thơ đều mang âm hưởng sử thi, mang giọng điệu ngợi ca, tôn vinh những tập thể con người tự nguyện dâng hiến đời mình cho non sông, đất nước. – Điểm gặp gỡ này xuất phát từ nguyên nhân: Hai tác giả sống và sáng tác trong thời kì đất nước có chiến tranh, tất cả đều hướng về nhiệm vụ trọng đại của dân tộc. * Điểm riêng của mỗi đoạn thơ: – Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng): + Hình tượng trung tâm trong đoạn thơ là những người lính trí thức Hà thành hào hùng, dũng cảm, hào hoa, lãng mạn trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ hướng đến những khoảnh khắc hi sinh trong gian khổ, thiếu thốn của họ (mộ chốn nơi biên ải giá lạnh, hoang vu, ngay cả mảnh chiếu vùi thây cũng thiếu). Lời thơ có chút ngậm ngùi, xót thương. + Tuy nhiên, điều đọng lại cuối cùng lại là âm hưởng hào sảng, bi tráng. Câu thơ “Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh” mạnh mẽ như một lời thề xả thân vì nước. “Áo bào” gợi những chiến binh lẫm liệt trong giây phút hào hùng. Họ không chết mà “về đất”, về với Đất Mẹ, bất tử. Đằng sau lời thơ là sự trân trọng và tự hào của nhà thơ đối với những người đồng đội. | + Đoạn thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo sự trang trọng, thiêng liêng; ngôn từ vừa cổ điển (gần với thơ trung đại) lại vừa hiện đại (dùng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ). – Đoạn thơ trích trong bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm): + Hình tượng trung tâm của đoạn thơ là nhân dân, những “người con gái”, “con trai”, “bốn nghìn lớp người” trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là những con người bình thường, lặng thầm đóng góp cho non sông đất nước trong cuộc sống hằng ngày (bằng “cần cù làm lụng”); khi có giặc “người con trai ra trận, người con gái trở về nuôi cái cùng con”. Cách họ hành động là tự nhiên, “giản dị và bình tâm”, như một lẽ tự nhiên, một điều tất yếu; không truyền hịch, không lên gân. + Đoạn thơ thể hiện sự trìu mến, trân trọng tôn vinh tập thể những con người, những thế hệ nhân dân anh hùng sẵn sàng hi sinh cho đất nước, những con người vô danh làm ra Đất Nước. + Về nghệ thuật, đây là kiểu thơ trữ tình chính luận, vừa chặt chẽ, nhất quán, vừa tự nhiên, giàu cảm xúc. Đoạn thơ có giọng điệu tâm tình, sử dụng chất liệu dân gian tinh tế, linh hoạt. * Đánh giá chung: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho hai chặng của một giai đoạn văn học mang cảm hứng yêu nước, khơi dậy tình yêu, ý thức hi sinh cho Tổ quốc. Mỗi đoạn thơ, mỗi tác phẩm đem đến những cách nhìn cách cảm, cách thể hiện riêng làm phong phú cho một đề tài quen thuộc, một cảm hứng chung của thời đại, của những năm tháng không thể nào quên”.