



Gợi ý, đáp án




Nguồn website dethi123.com
I – ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) | Đọc đoạn trích:
Đa phần mọi nỗi sợ hãi của con người đều do vấn đề tâm lí mà ra. Sự lo lắng, căng thẳng, bối rối hay hốt hoảng đều là sản phẩm của những ý nghĩ tiêu cực và trạng thái rối loạn tâm lí. Nhưng nếu chỉ dừng ở việc tìm ra căn nguyên của nỗi sợ hãi, chúng ta khó lòng loại bỏ nó hoàn toàn. Cũng giống như việc chữa bệnh vậy. Khi bác sĩ phát hiện ra một vết nhiễm trùng trên cơ thể bạn, ông ấy không thể dừng ở đó, mà sẽ tiếp tục điều trị đến khi vết thương lành hẳn.
Phương pháp chữa trị truyền thống bằng cách trấn an “bạn-chi-tự-tưởngtượng-ra-mà-thôi” phủ nhận sự tồn tại của nỗi sợ hãi. Trong thực tế, nỗi sợ hãi hoàn toàn có thật. Nó là kẻ thù số một của bất cứ ai trên con đường vươn tới thành công. Nó ngăn cản bạn nắm bắt các cơ hội, làm cho sức khoẻ của bạn suy giảm, sinh ra bệnh tật, lo lắng, giảm tuổi thọ. Nỗi sợ còn khiến bạn không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân.
Nỗi sợ hãi hay cụ thể hơn là sự thiếu chắc chắn, thiếu tự tin, sự bất ổn về mặt tinh thần – là một trong những nguyên nhân lí giải ngày nay chúng ta vẫn phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Cũng do nỗi sợ hãi mà hàng triệu người không chạm tay đến thành công, không được tận hưởng một cuộc sống sung túc.
Thực tình mà nói, nỗi sợ hãi có sức mạnh ghê gớm. Bằng nhiều cách, nỗi sợ ngăn cản người ta đạt được những điều mà họ mong muốn trong cuộc sống. | Nỗi sợ hãi, dù ở dạng này hay dạng khác, dù nặng hay nhẹ đều thuộc về chứng bệnh tinh thần. Để chữa trị một chứng bệnh tinh thần, ta cần phải sử dụng những phác đồ cụ thể, được kiểm chứng kĩ càng – giống như cách chữa trị một căn bệnh thể chất.
(Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, PhD,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 65) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích . Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, căn nguyên của nỗi sợ hãi là do đâu?
Câu 3. Tại sao nỗi sợ hãi lại là kẻ thù số một của bất cứ ai trên con đường vươn tới thành công?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Nỗi sợ hãi, dù ở dạng này hay dạng khác, dù nặng hay nhẹ đều thuộc về chứng bệnh tinh thần”? II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về nỗi sợ hãi và cách vượt qua nỗi sợ hãi của con người.
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau:
.
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoẻn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu. | Tràng tươi cười: – Thì e cũng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa: – U đã về ạ!
hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mę:
– Kìa nhà tôi nó chào u. B. Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
– Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuối nối nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.. Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giới bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dựng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: – Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, 4 cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước
từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: – – Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giới cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?…
– Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. 1 tr i
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:
– Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 28 – 29)
Gợi ý, đáp án
I- ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, căn nguyên của nỗi sợ hãi là vấn đề tâm lí: Đa phần mọi nỗi sợ hãi của con người đều do vấn đề tâm lí mà ra. Sự lo lắng, căng thẳng, bối rối hay hốt hoảng đều là sản phẩm của những ý nghĩ tiêu cực và trạng thái rối loạn tâm lí.
Câu 3. Sợ hãi là kẻ thù số một của bất cứ ai trên con đường vươn tới thành công, bởi khi sự lo lắng, nhút nhát hoặc thậm chí là sự hèn nhát xâm chiếm đầu óc bạn nó sẽ lấy đi sự tự tin và tính quyết đoán trong con người của bạn. Nó ngăn cản bạn nắm bắt các cơ hội, làm cho sức khỏe của bạn suy giảm, khiến cho bạn không thể thực hiện được các công việc và mục tiêu mà mình mong muốn đạt tới.
Câu 4. Nhận định của tác giả là chính xác. Nỗi sợ hãi xuất phát từ vấn đề tâm lí, tư tưởng, hầu như không liên quan đến vấn đề thể chất. Và vì vậy, để điều trị chứng bệnh “sợ hãi” chúng ta cũng phải sử dụng các liệu pháp tinh thần.
II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn:
– Sợ hãi là trạng thái không yên lòng vì cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây nguy hiểm hoặc gây hại cho mình, mà tự thấy không thể chống lại hoặc tránh khỏi. Nó một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lí hoang
mang, lo sợ của con người.
– Nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình ẩn sâu trong tâm trí, trong tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ là có thể sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của bạn.
– Muốn vượt qua được nỗi sợ hãi, chúng ta cần xác định chính xác điều khiến chúng ta đang sợ hãi là gì. Từ đó, hãy tìm cách để cô lập và chế ngự nó. Một trong những phương pháp tích cực và hiệu quả nhất là cần rèn luyện và phát huy mạnh mẽ sự tự tin và nghị lực vượt qua những giới hạn của bản thân. Cần có một thái độ sống tích cực, lạc quan để xua tan những lo âu, phiền muộn. Ngoài ra, trước khi thực hiện một công việc cụ thể, chúng ta cần nghiêm túc suy tính đến những khó khăn, rủi ro, tiêu cực có thể xảy cũng như phương hướng, cách thức để vượt qua
Làm được điều này, đồng nghĩa với việc bạn đã vượt qua được những giới hạn của bản thân mà ở đó nỗi sợ hãi là rào cản ngăn cách vô hình.
– Trong cuộc sống, từng giai đoạn của cuộc đời, chúng ta luôn phải đối diện với những nỗi sợ hãi, lo lắng khác nhau. Nếu chúng ta không có sự hiểu biết, không có sự tự tin, không đủ bản lĩnh và sự kiên trì, chúng ta không thể vượt qua được những sự lo âu đó. Cuộc sống là phải đương đầu và không ngừng tìm kiếm những thử thách mới. Vượt qua sự nhút nhát, sợ hãi sẽ là tiền đề quan trọng để vươn tới thành công.
Câu 2. Các ý chính cần triển khai: a) Giới thiệu chung:
– Vợ nhặt được coi là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Tác phẩm này góp phần quan trọng xác định vị trí vẻ vang và đầy danh dự của Kim Lân trong lịch sử phát triển của nền văn xuôi Việt Nam nói chung, trong lịch sử phát triển của thể loại truyện ngắn nói riêng. 1 – Hình tượng người mẹ – bà cụ Tứ – chiếm được rất nhiều cảm tình và sự yêu mến của người đọc. Có thể nói đây là một trong những hình tượng người mẹ lao động chân thực, giàu tính thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam.
b) Phân tích:
– Bà cụ Tứ không xuất hiện từ những trang đầu của tác phẩm mà xuất hiện trong một tình huống đặc biệt: Tràng đưa người “vợ nhặt” về nhà ra mắt mẹ. Kim
Lân đã tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện bằng cuộc gặp gỡ đặc biệt như thế. Ban đầu, thấy con trai “reo lên như một đứa trẻ”, bà cụ Tứ đã ngạc nhiên, “nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng”. Nhưng “bà lão càng ngạc nhiên hơn” khi thấy có người đàn bà lạ ở trong nhà mình, “đến giữa sân bà lão đứng sững lại”. Một loạt những câu hỏi tu từ liên tiếp là sự độc thoại nội tâm, đã khắc hoạ đậm nét mức độ ngạc nhiên của bà cụ Tứ: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? […] Ai thế nhỉ?”. Sự ngạc nhiên của bà xuất phát từ chỗ luôn mặc cảm, luôn ý thức được gia cảnh của mình. Nhà mình thì nghèo, lại là dân ngụ cư, con trai mình thì xấu vậy mà không cưới cheo gì, tự nhiên lại có vợ?
– Nhưng sau giây phút không tin ở chính tại mình, nghe Tràng giới thiệu một cách khéo léo về người đàn bà ấy (“Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…”) thì “bà lão hiểu rồi”. “Bà lão cúi đầu nín lặng. […] Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Bà hiểu rằng không gặp lúc đói khát thê thảm ấy thì người ta không theo con trai
mình về, thì nó chẳng lấy nổi vợ. Thấm thía, xót xa bà lại càng tủi thân cực phận khi nghĩ tới lẽ đời “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Dấu ba chấm ngừng lại giữa dòng diễn tả rất thấm thía tâm trạng bà cụ Tứ, tủi thân trách phận đến mức nghẹn ngào không nói thành lời. Càng nghĩ càng tủi, và những giọt nước mắt đắng lòng trong trái tim của một người mẹ rất mực thương con đã chảy.
– Hiểu ra cơ sự, tủi phận, rồi bà lại lo, nỗi lo thắt ruột cho tương lai của các con “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Có lẽ bất cứ người mẹ chồng nào trong hoàn cảnh nghèo khó cũng sẽ trải qua những trạng thái tâm lí như bà cụ Tứ: cũng ngạc nhiên, bối rối, mặc cảm lo âu. Điều này chứng tỏ Kim Lân đã am hiểu sâu sắc tâm lí và cảnh ngộ của người nông dân nghèo. ” – Tâm trạng của bà cụ Tứ khi con trai đưa người “vợ nhặt” về không chỉ được nhà văn miêu tả bằng những dòng độc thoại nội tâm sâu sắc mà còn thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại. Từ nỗi lo cho tương lai các con, bà mẹ chồng “đăm đăm nhìn” nàng dâu mới trong một hoàn cảnh, dáng dấp rất tội nghiệp, “cúi mặt xuống, tay mân mê tà áo đã rách bợt”. Bà rất đỗi cảm thông cho hoàn cảnh của thị “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”. Dẫu có quyền đứng trên nền tảng của đạo đức gia phong để từ chối hay khó dễ với người
đàn bà theo không về làm vợ, nhưng bà cụ Tứ đã dành cho con dâu tất cả tình yêu thương bao la của lòng mẹ. Những xót xa, tủi thân cực phận, những lo lắng đau lòng thắt ruột chỉ mình bà biết, chỉ mình bà hay. Còn bà dành cho các con niềm vui của sự đồng tình với khát vọng hạnh phúc đôi lứa “u cũng mừng lòng”. Đây là một niềm vui rất gắng gượng vì con, vì dâu, vì cuộc sống gia đình. Niềm vui ấy không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn tủi, xót xa, lo âu níu trĩu xuống. Song, người đọc dường như cảm nhận được sự hàm ơn chân thành của bà cụ Tứ đối với người “vợ nhặt” của con trai mình cho dù không nói thành lời.
– Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho nàng dâu mới được thể hiện qua cử chỉ, thái độ và những lời nói rất đỗi cảm động. Bà “nhẹ nhàng”, “từ tốn”, “thân mật” nói với nàng dâu về hoàn cảnh nhà mình. Rồi cả những lời dặn dò cũng rất mực tình người “vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn”. Và cũng chính bà chủ động gieo vào lòng các con một niềm vui, niềm tin ở cuộc sống tương lai “rồi ra may mà ông giới cho khá… Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Thái độ và cách ứng xử vị tha, nhân hậu hiếm có của bà cụ Tứ có được là nhờ sự từng trải, kinh nghiệm, bằng sự đồng cảm, chân thành của người mẹ nghèo đã nếm trải cay đắng tủi nhục để cảm thông, chia sẻ với những nỗi niềm khó cất thành lời của người con dâu. Bà đã tỏ rõ thái độ chấp nhận đầy vị tha cho dù người con dâu ấy không phải do mình lựa chọn. Chính bà đã tinh tế, khéo léo phá vỡ rào cản tâm lí nặng nề buổi đầu cho tất cả thành viên trong gia đình. Bởi thế “Tràng thở đánh phào một cái” và chắc chắn người “vợ nhặt” không còn mặc cảm nặng nề về thân phận cũng như không bị tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng. Bà cụ Tứ cũng đã tự giải thoát được gánh nặng tâm lí cho mình.
c) Đánh giá:
– Hình tượng bà cụ Tứ là đốm lửa nhỏ soi sáng toàn bộ tác phẩm. Ở người mẹ ấy, ta tìm thấy những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, từng trải nên sống sâu sắc, trái tim nhạy cảm và dễ cảm thông với nỗi khổ đau của người khác. Đó còn là người mẹ chồng được khắc hoạ nổi bật với nét tính cách giàu lòng nhân hậu, luôn sống vì các con, luôn hướng đến một tương lai tốt đẹp.
– Đoạn văn trích đã chứng minh tài năng xuất sắc của nhà văn Kim Lân trong việc quan sát và diễn tả những trạng thái tâm lí tinh tế, phức tạp của con người bằng những ngôn từ giản dị nhưng đầy cảm xúc.