

Gợi ý, đáp án





Nguồn website dethi123.com
I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều đi kèm với được và mất, chúng là yếu tố làm nên sự đổi thay. Khi bước sang một giai đoạn mới, ta sẽ phải từ bỏ một phần hoặc hoàn toàn những điều đã thuộc về quá khứ. Mọi thứ trong cuộc đời đều có thể đến và đi. Đó là quy luật chung và ta chẳng thể thay đổi được. Khi học cách thích nghi với thăng trầm, những gì ta nhận được sẽ là bản lĩnh và sự tự tin.
Nếu chưa từng trải nghiệm sự mất mát, ta khó có thể cảm nhận trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc khi có được thành công. Để thực sự trưởng thành, ta cần phải chấp nhận những khó khăn làm nên sự trưởng thành ấy. Khi phải lìa bỏ một điều gì đó vốn quen thuộc với mình, ta sẽ cảm thấy nuối tiếc và hoang mang, rồi ta tự huyễn hoặc bản thân rằng những điều đó cần thiết với mình, nếu cố níu kéo, chắc chúng sẽ ở lại. Nhưng cuộc sống không như thế. Ta cần phải buông tay trước những thứ không còn thuộc về mình và để mọi điều diễn ra tự nhiên. Sẽ chẳng còn gì đáng sợ. Ta sẽ bình tâm hơn khi ai đó rời xa ta, bởi ta hiểu rằng mọi được mất
đời đều mang tính tuần hoàn, chúng mất đi và sẽ trở lại dưới những dạng thức mới; và rằng “trong cái mất luôn có cái được” và “trong cái rủi luôn có
va
cái may”. .
.
(Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai, Tian Dayton, Ph.D,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 120-121) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo tác giả, điều gì làm nên sự thay đổi trong cuộc sống?
Câu 2. Để ứng phó với cái “được” và “mất” trong cuộc sống, tác giả khuyên chúng ta nên làm gì?
Câu 3. Tại sao trải nghiệm sự mất mát sẽ giúp ta cảm nhận trọn vẹn và hạnh phúc khi có được thành công?
| Câu 4. Đoạn trích giúp ta suy ngẫm đến vấn đề gì trong cuộc sống? II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “được và mất” trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88 – 89)
Gợi ý, đáp án
I- ĐỌC HIỂU
| Câu 1. Theo tác giả, điều làm nên sự thay đổi trong cuộc sống là cái được và cái mất (Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều đi kèm với được và mất, chúng là yếu tố làm nên sự đổi thay). | Câu 2. “Được và mất” trong cuộc sống là quy luật chung và ta chẳng thể nào thay đổi được. Bởi vậy, cách tốt nhất là ta hãy chấp nhận nó bằng một thái độ tích cực. Học cách thích nghi với lẽ đời được mất, với những thăng trầm, chúng ta sẽ nhận được bản lĩnh và sự tự tin.
Câu 3. Thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng. Trên thực tế, càng đi qua nhiều gian nan, thử thách, thậm chí thất bại, khi đạt đến đỉnh vinh quang, người ta càng phấn khích và vui sướng tột cùng. Sự mất mát và hi sinh là động lực tôi rèn sự quyết tâm đạt đến thành công của con người. Bởi thế mà, trải nghiệm sự
1 thức, yêu cầu:
mất mát sẽ giúp ta cảm nhận sâu sắc hạnh phúc và trọn vẹn ý nghĩa của thành công.
Câu 4. Đoạn trích giúp ta suy ngẫm về “cái được và cái mất” trong cuộc sống. Từ đó giúp ta nhận ra quy luật và cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với những biến cố xảy đến trong đời. – LÀM VĂN
Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: ; ; ; – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn:
– Được và mất hiểu một cách đơn giản là thêm vào hay mất đi một người, một vật, một sự việc, một giá trị,… nào đó có ý nghĩa về vật chất hay tinh thần đối với cuộc sống của chúng ta. Nó có thể là những giá trị hiện hữu mang tính vật chất như tiền tài, địa vị, danh vọng,… nhưng cũng có thể là những giá trị vô hình như sự yêu thương, tin tưởng hay tôn trọng. Ở đời, đối diện với chuyện “được” và “mất”, người ta thường thích “được” hơn “mất” và vì thế nên “được thì vui” còn “mất thì buồn”.
– Được và mất là một quy luật có tính chất nhân quả, đặc biệt nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận, phán xét vấn đề của mỗi cá nhân. Bạn bỏ ra chút tiền để giúp đỡ một hoàn cảnh khó khăn, khi ấy bạn mất đi vật chất nhưng bạn lại được niềm vui và hạnh phúc. Ngược lại, đứng trước hoàn cảnh ấy, bạn không giúp đỡ, bạn không mất đi tiền bạc, nhưng có thể bạn đã phải day dứt, không cảm thấy an nhiên trong tâm hồn. Đó lại là cái mất không nhìn thấy được. “Được” hay “mất” là do chính quan niệm của mỗi người định nghĩa. Ngày hôm nay, tôi giúp đỡ bạn, nếu tôi là người ích kỷ, hẹp hòi, vụ lợi thì chắc chắn tôi sẽ muốn bạn phải trả ơn tôi hậu hĩnh. Nhưng tôi giúp đỡ bạn, bạn vui, bạn vượt qua được khó k cũng chính là niềm vui của tôi, là điều mà tôi đã nhận được khi giúp bạn.
– Được và mất như là quy luật của cho và nhận trong cuộc sống. Người hào phóng, nghĩa hiệp thì luôn nghĩ đến cho đi, ngược lại người ích kỷ, hẹp hòi thì lúc nào cũng cân đong đo đếm. Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, lẽ “được, mất” nằm trong từng việc nhỏ, có việc “được” ngày hôm nay nhưng có thể sẽ “mất” rất lớn
mãi sau này. Nhận thức được quy luật ấy, chúng ta sẽ thấy chuyện “được” hay “mất” sẽ không phải là vấn đề quan trọng khi ta luôn sống rộng mở và nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không mong người ta phải nhớ trả ơn mình. Quy luật nhân quả vẫn luôn đúng trong cuộc sống này. Những việc tốt chắc chắn sẽ nhận lại được thành quả tốt, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Câu 2. Bài viết cần triển khai các ý chính sau:
a) Giới thiệu chung: Tây Tiến là một khúc nhạc lãng mạn về cảnh trí thiên nhiên và con người miền Tây Bắc. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng cho rằng: Khi đọc tác phẩm Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng. Chất nhạc, chất họa ấy đã cất lên từ những lời thơ tài hoa:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
. Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trỗi dòng nước lũ hoa đong đưa. | b) Phân tích, cảm nhận
– Nếu như đoạn thơ trước, thiên nhiên Tây Bắc hiện ra với đèo vực của núi rừng hiểm trở dữ dội thì đến đây, cảnh sắc ấy lùi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra trước mắt người đọc một vẻ đẹp khác thuộc thế giới khác của Tây Bắc – vẻ mĩ lệ, duyên dáng, thơ mộng. Theo đó những nét vẽ bạo, khoẻ, gân guốc được thay bằng những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển. Có thể nói đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất dấu ấn tâm hồn, tài năng đến độ tài hoa của Quang Dũng – một nghệ sĩ đa tài.
– Đoạn thơ là cảnh một đêm liên hoan đầy tình nghĩa quân dân và cảnh một chiều sương phủ trên sông nước miền Tây Bắc.
+ Ý thơ “Doanh trại bừng lên” vừa gợi sự hiện diện bất ngờ của ánh sáng đồng thời cũng thúc gọi sự bừng tỉnh của thiên nhiên khi có con người xuất hiện. Như thế, con người đã thổi hồn, đem đến sức sống cho vùng đất hoang vu khuẩ nẻo và lạnh lẽo này. Hai chữ “bừng lên” còn diễn tả được cái không khí náo nức của đêm hội. Mỗi khi một cơn gió rừng thổi tới là muôn ngàn tàn lửa đỏ bay lên. Hình ảnh ấy gợi cho Quang Dũng liên tưởng tới “đuốc hoa”. Cách nói “đuốc hoa”
mãi sau này. Nhận thức được quy luật ấy, chúng ta sẽ thấy chuyện “được” hay “mất” sẽ không phải là vấn đề quan trọng khi ta luôn sống rộng mở và nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không mong người ta phải nhớ trả ơn mình. Quy luật nhân quả vẫn luôn đúng trong cuộc sống này. Những việc tốt chắc chắn sẽ nhận lại được thành quả tốt, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Câu 2. Bài viết cần triển khai các ý chính sau:
a) Giới thiệu chung: Tây Tiến là một khúc nhạc lãng mạn về cảnh trí thiên nhiên và con người miền Tây Bắc. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng cho rằng: Khi đọc tác phẩm Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng. Chất nhạc, chất họa ấy đã cất lên từ những lời thơ tài hoa:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
. Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trỗi dòng nước lũ hoa đong đưa. | b) Phân tích, cảm nhận
– Nếu như đoạn thơ trước, thiên nhiên Tây Bắc hiện ra với đèo vực của núi rừng hiểm trở dữ dội thì đến đây, cảnh sắc ấy lùi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra trước mắt người đọc một vẻ đẹp khác thuộc thế giới khác của Tây Bắc – vẻ mĩ lệ, duyên dáng, thơ mộng. Theo đó những nét vẽ bạo, khoẻ, gân guốc được thay bằng những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển. Có thể nói đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất dấu ấn tâm hồn, tài năng đến độ tài hoa của Quang Dũng – một nghệ sĩ đa tài.
– Đoạn thơ là cảnh một đêm liên hoan đầy tình nghĩa quân dân và cảnh một chiều sương phủ trên sông nước miền Tây Bắc.
+ Ý thơ “Doanh trại bừng lên” vừa gợi sự hiện diện bất ngờ của ánh sáng đồng thời cũng thúc gọi sự bừng tỉnh của thiên nhiên khi có con người xuất hiện. Như thế, con người đã thổi hồn, đem đến sức sống cho vùng đất hoang vu khuẩ nẻo và lạnh lẽo này. Hai chữ “bừng lên” còn diễn tả được cái không khí náo nức của đêm hội. Mỗi khi một cơn gió rừng thổi tới là muôn ngàn tàn lửa đỏ bay lên. Hình ảnh ấy gợi cho Quang Dũng liên tưởng tới “đuốc hoa”. Cách nói “đuốc hoa”
thể hiện một cái nhìn rất lãng mạn, gợi hình tượng rất đẹp, rất sang.
Qua ánh sáng lung linh của lửa, đuốc, trong âm thanh réo rắt tình tứ của tiếng khèn, con người miền Tây qua đôi mắt của người lính Tây Tiến thấm đẫm cảm xúc lãng mạn. Những thiếu nữ dân tộc vùng cao hay những cô gái Lào hiện ra với vẻ đẹp của những sắc tộc rực rỡ cùng sự dịu dàng, “e ấp” rất nữ tính khiến cho những chiến sĩ Tây Tiến trẻ trung lãng mạn hết sức ngỡ ngàng (“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”).
+ Dòng hồi ức vẫn tiếp tục làm sống dậy trong tâm trí nhà thơ những không gian, cảnh vật gợi nhớ, gợi thương. Đó là khung cảnh sông nước miền Tây Bắc trong một chiều sương phủ:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trỗi dòng nước lũ hoa đong đưa. | Thiên nhiên nên thơ, diễm lệ và tình tứ lại hiện ra trong nỗi nhớ. Dòng sông Tây Bắc trong một “chiều sương” gắn với sự kiện đã trở thành kỉ niệm, đó là cuộc chia tay. Cuộc chia tay nào mà chẳng chứa đựng nỗi buồn. Cuộc chia tay hôm ấy, thêm nữa, lại diễn ra vào một buổi chiều nên càng buồn hơn nữa. “Chiều sương ấy” vừa xác định thời gian vừa gợi một không gian hoài niệm. Hai chữ “hồn lau” tả thực những bông hoa lau với màu xám bạc. Nhưng qua cái nhìn đầy tâm trạng của người đi, hoa lau như có điệu hồn. Đó là mảnh hồn người Tây Tiến gửi lại Châu Mộc lúc giã từ. Đó cũng là tình cảm tha thiết mà người dân miền Tây Bắc dành cho những người lính Tây Tiến khi đi xa. Phải là một hồn thơ đặc biệt nhạy cảm tinh tế Quang Dũng mới có thể nắm bắt và đồng điệu cùng thế giới thiên nhiên tạo vật Tây Bắc trong những sắc thái rất khó nhận biết ấy. Đó là sương mờ bảng lảng chiều Châu Mộc. Đó còn là hình ảnh một bông hoa rừng đang “đong đưa” như muốn làm duyên bên dòng thác lũ. Một loạt những câu hỏi tu từ liên tiếp là nỗi nhớ da diết khôn nguôi của tình người gắn bó.
+ Nhớ về Tây Bắc còn là nhớ đến hình ảnh đầy ấn tượng của cô gái Thái trên con thuyền “độc mộc”. Uyển chuyển duyên dáng mà cũng rất vững vàng tự tin. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không chỉ tả mà còn gọi, tinh tế cảm nhận cảnh vật thiên nhiên như có hồn phảng phất trong gió, trong cây, trong bạt ngàn lau trắng, trong không gian xa vắng của bến bờ. Nhà thơ không chỉ làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp thiên nhiên mà còn gợi được cái phần thiêng liêng của cảnh vật xứ sở. Sự quyến rũ của thiên nhiên, con người nơi đây khiến nỗi nhớ không
chỉ là tình cảm mà còn là cảm hứng rất phong tình của thi sĩ.
c) Đánh giá
Đoạn thơ đưa người đọc vào thế giới riêng của Tây Bắc – nơi có sự hiện diện của cái đẹp, của thơ, của nhạc, của hoạ, lời thơ ngân nga như hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất đắm đuối của người lính Tây Tiến. Có lẽ toàn tác phẩm chưa có đoạn nào mà thơ và nhạc hoà quyện tới mức khó tách bạch như tám câu thơ này. Nó chính là cái nền thiên nhiên chuẩn bị cho việc nhà thơ khắc hoạ bằng nghệ thuật ngôn từ bức tượng đài bị tráng hào hùng và vẻ đẹp tài hoa của tập thể đoàn quân Tây Tiến ở đoạn tiếp sau.