Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 18

Gợi ý, đáp án

Nguồn website dethi123.com

I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Nhiều người cho rằng người thành công tự tay làm nên tất cả. Thực tế là không ai có thể vươn tới đỉnh cao mà không có sự giúp sức từ người khác. Một khi bạn đã tự đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định nào đó, và bắt đầu tiến hành những việc cần làm đầu tiên để đạt được mục tiêu này, thì bạn sẽ nhận thấy rằng bạn đang nhận được sự giúp đỡ của một ai đó. Do đó bạn nên dành thời gian để cảm ơn những con người xung quanh bạn và cảm ơn cả sự giúp đỡ của ơn trên. Cảm ơn là những ngôn từ rất đẹp do chúng thể hiện một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Nó giúp ta tăng cường sức hấp dẫn, khơi dậy sức mạnh thần kì và khai thác vẻ đẹp của nguồn trí tuệ vô tận. Cảm ơn có những đặc điểm tương tự tính dễ gần gũi và thân thiện. Tuy đơn giản chỉ là một thói quen của con người, nhưng cảm ơn cũng chính là một trạng thái tinh thần. Nếu bạn không thật lòng, lời cảm ơn nói ra sẽ trở nên sáo rỗng và giả dối. Cảm ơn và lòng khoan dung độ lượng luôn đi liền với nhau. Nếu thể hiện lòng biết ơn một cách chân thành, bạn sẽ trở nên hòa nhã, đáng kính và cao thượng. Do vậy, mỗi ngày bạn nên dành ra vài phút để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những vận may mà bạn nhận được trong cuộc sống. Lòng biết ơn còn là kết quả từ những mối tương quan so sánh. Cho dù bạn gặp phải bất kì hoàn cảnh ngang trái, đau khổ đến thế nào chăng nữa thì hãy nhớ rằng trên đời này còn có nhiều người đang khốn khổ hơn bạn. Có ba câu nói mà hằng ngày bạn nên sử dụng thường xuyên và đúng lúc. Đó chính là “Cảm ơn bạn”, “Tôi rất biết ơn” và “Tôi rất cảm kích trước sự giúp đỡ của bạn”. Bạn nên cân nhắc lúc nào nên nói lời cảm ơn người khác. Đồng thời, bạn cũng phải biết cách làm thế nào để thể hiện lời cảm ơn của mình sao cho chân thành nhất và điều đó không nhất thiết lúc nào cũng phải dưới hình thức quà tặng vật chất. Thời gian và những nỗ lực mà bạn bỏ ra là vô cùng quý giá và sẽ càng quý giá hơn nữa nếu bạn biết dành một lượng thời gian và nỗ lực phù hợp cho việc bày bỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người khác. (Trích Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill, Napoleon Hill, | NXB Trẻ, 2008, tr. 195-196) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chủ đề của đoạn trích là gì? Câu 2. Theo đoạn trích, để lời nói cảm ơn có ý nghĩa, bạn phải thể hiện nó như thế nào? | Câu 3. Theo anh/chị, nói lời cảm ơn có cần phải học không? Tại sao? – Câu 4. Tại sao tác giả lại cho rằng: “Thời gian và những nỗ lực mà bạn bỏ ra là vô cùng quý giá và sẽ càng quý giá hơn nữa nếu bạn biết dành một lượng thời gian và nỗ lực phù hợp cho việc bày bỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người khác”? II – LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về nhận định: Để cuộc sống tươi đẹp, hãy biết nói lời cảm ơn. Câu 2 (5,0 điểm) “Đoạn trích Việt Bắc thể hiện khá rõ đặc trưng nghệ thuật thơ Tố Hữu: đậm đà tính dân tộc.” | Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. . Gợi ý, đáp án Câu 1. Đoạn trích bàn đến vấn đề “cảm ơn” và cách nói “cảm ơn” trong cuộc sống. | Câu 2. Theo đoạn trích, một lời cảm ơn có ý nghĩa, nó phải thể hiện được sự chân thành và thật lòng. Khi đó, bạn sẽ trở nên hòa nhã, đáng kính và cao thượng. Ngược lại, lời nói cảm ơn sẽ trở thành sáo rỗng và giả dối. | Câu 3. Cảm ơn thực sự rất cần thiết đối với cuộc sống hằng ngày. Song không phải ai cũng biết dùng lời cảm ơn đúng cách. Bởi vậy, dù là việc nhỏ và có tính chất tự nhiên, song “cảm ơn” cũng cần phải học. Cảm ơn phải “đúng người, đúng việc, đúng cách và đúng thời điểm”. Đảm bảo được những yếu tố này, lời cảm ơn sẽ thể hiện được sự chân thành, nét đẹp văn hoá, sự tinh tế, tế nhị của con người. Câu 4. Sở dĩ tác giả cho rằng: “Thời gian và những nỗ lực mà bạn bỏ ra là vô cùng quý giá và sẽ càng quý giá hơn nữa nếu bạn biết dành một lượng thời gian và nỗ lực phù hợp cho việc bày bỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người khác” là bởi: | Thời gian, công sức, những nỗ lực mà bản thân ta bỏ ra để đạt tới thành công Vốn dĩ đã vô cùng quý giá. Tuy nhiên, đứng trên đỉnh vinh quang nhìn lại, nếu ta biết nhớ đến những người đã giúp đỡ mình trong những lúc chông gai, biết nói lời cảm ơn họ một cách chân thành, thì những giá trị mà ta đạt được sẽ trọn vẹn và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần. II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: – Cảm ơn là cảm kích, xúc động và mãi khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của người khác đối với mình. Sự giúp đỡ ấy có thể trực tiếp về vật chất nhưng cũng có thể là sự giúp đỡ về mặt tinh thần, một lời động viên, một cái ôm, một ánh nhìn trìu mến giúp ta có thêm động lực, thêm niềm tin,… Lời cảm ơn trong cuộc sống vốn chỉ là câu nói bình thường nhưng lại rất quan trọng và ý nghĩa. – Lời nói “cảm ơn” chính là biểu hiện cảm xúc ngay tức thì đối với sự giúp đỡ của người khác. Nhận được giúp đỡ, ta nói lời cảm ơn mà không cần phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, gái trai. Biết nói lời cảm ơn với mọi người, nó cho thấy bạn là một người lịch sự, có văn hóa, một người tử tế. Người biết nói lời cảm ơn là người biết cách cư xử, biết trước biết sau, không phải kẻ vô ơn. Lời cảm ơn giúp mọi người xích lại gần nhau. Đó là mối quan hệ giữa cho và nhận. Nếu mọi người đều biết ơn người đã giúp đỡ mình thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp, con người sẽ đối xử tốt với nhau, họ sẽ tích cực giúp đỡ nhau hơn mà không cần phải hoài nghi, không cần phải đắn đo suy nghĩ thiệt hơn. – Bạn có thể thể hiện lòng biết ơn của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần luôn chú ý: cảm ơn đúng người, đúng việc, đúng cách và đúng thời điểm. Trong đó, bạn cần thể hiện cảm xúc đối với người đã giúp đỡ mình một cách chân thành nhất. Lời cảm ơn giản dị mà chân thành bao giờ cũng có sức mạnh hơn triệu lời hoa mĩ. Bạn cũng đừng bao giờ quên bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người thân thiết – những người giúp đỡ bạn rất nhiều việc hằng ngày nhưng nhiều khi bạn cứ nghĩ đó là việc đương nhiên. Khi bạn nói ra sự biết ơn, gia đình của bạn chắc chắn sẽ hiểu được rằng bạn vô cùng cảm kích trước niềm tin mà họ đang dành cho bạn. Lời cảm ơn được nói ra một cách thường xuyên, tình cảm yêu thương sẽ tràn ngập gia đình | – Lời cảm ơn dù có ý nghĩa vô cùng quan trọng, song cũng có nhiều người hiểu về “cảm ơn” chưa đúng. Nhiều bạn trẻ, bước chân vào nhà hàng vẫn có thái độ xem thường những người lao động chân tay, xem việc họ được phục vụ là điều đương nhiên nên không cần nói cảm ơn. Một số khác thì cho rằng chỉ khi nào nhận được một cái gì đó có giá trị ta mới cần nói cảm ơn. Đây là một suy nghĩ sai lầm cần phê phán. Cảm ơn là một thái độ sống, khiến cho mọi người đều được tôn trọng, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Nên nhớ rằng, cảm ơn là lời nên nói hằng ngày chứ không phải là một thức quà chỉ dùng dè sẻn. | Câu 2. Các ý chính cần triển khai: – Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn trích Việt Bắc nói riêng đậm đà tính dân tộc. Sử dụng thể lục bát truyền thống, Tố Hữu không chỉ kế thừa được những tinh hoa của thể loại này mà bằng sự sáng tạo và vận dụng linh hoạt, nhà thơ còn phát huy được nhiều thế mạnh, đồng thời đưa lục bát lên một tầm cao mới. – Đoạn trích được học nằm trong cấu trúc chung của phần mở đầu và phần một của bài thơ – niềm hoài niệm về một Việt Bắc gian khó và nghĩa tình trong kháng chiến. Bài thơ được triển khai theo hình thức đối đáp giữa người đi và kẻ ở. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật của đoạn trích trước hết được thể hiện ở cấu tứ của thơ. Đó là lối cấu tứ theo hình thức đối đáp của ca dao. Hai nhân vật của cuộc đối đáp này là ta và mình. Nó là hình thức của kiểu đối đáp giao duyên truyền thống. Tuy nhiên trên cái nền truyền thống quen thuộc ấy, đoạn thơ vẫn . truyền tải được một vấn đề tư tưởng lớn lao, đó là vấn đề ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng với nhân dân. – Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú trọng sử dụng những từ ngữ gần với lời ăn. tiếng nói của nhân dân, những từ ngữ giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện những kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Ngôn ngữ thơ trong đoạn trích Việt Bắc rất giàu hình ảnh (Nhớ người mẹ nắng cháy lưng, Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Ve kêu rừng phách đổ vàng,…) và giàu nhạc điệu (Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều – Chày đêm nện cối đều đều suối xa, Những đường Việt Bắc của ta – Đêm đêm rầm rập như là đất rung,…). – Về các biện pháp nghệ thuật, ở đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu rất thành công trong việc phát huy sức biểu cảm của các tiểu đối (Tiếng ai tha thiết bên cồn – Bâng khuâng trong dạ / bồn chồn bước đi, Mình đi, mình lại nhớ mình – Nguồn bao nhiêu nước / nghĩa tình bấy nhiêu,…). Nhờ sử dụng những tiểu đối này mà ý thơ của Tố Hữu chẳng những được nhấn mạnh mà nhịp thơ cũng uyển chuyển, cân xứng, hài hoà. Vì thế mà câu thơ cũng trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Việt Bắc cũng thể hiện tài năng của Tố Hữu trong việc sử dụng phép trùng điệp. Hàng loạt các câu thơ bắt đầu bằng các cụm từ như: “Mình về” (Minh về, mình có nhớ ta, Mình về, có nhớ chiến khu), “Nhớ sao” (Nhớ sao ngày tháng cơ quan, Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều),… đã làm cho lời thợ thêm tha thiết, giọng thơ thêm êm ái, ngọt ngào từ đó mà làm cho người đọc say sưa với thế giới của những kỉ niệm, của tình nghĩa thuỷ chung giữa người đi và kẻ ở.