


Gợi ý, đáp án




Nguồn website dethi123.com
I – ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) | Đọc đoạn trích:
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cám dỗ. Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn phải tập luyện để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật (mọi nhà
điều hành vĩ đại cũng như các công ti lớn đều rất kỉ luật). Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui không nỗi sợ, nhưng lại thường xuyên tránh né các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến lí tưởng của mình. Chẳng có gì miễn phí. Chẳng có buổi tiệc nào thực sự là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi hi sinh và tận hiến. Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội trong nghề nghiệp, đều phải trả giá. Càng trả giá nhiều, càng nhận nhiều.
Mong muốn một cuộc đời tốt đẹp, ở nhà cũng như ở công sở, mà không phải làm việc và giữ kỉ luật trong những việc quan trọng cần làm, thì chẳng khác nào mong muốn có một khu vườn đẹp mà chẳng phải gieo trồng gì cả. Hoặc giống như ước mơ có được thân hình người mẫu mà không chịu từ bỏ những thỏi chocolate hằng ngày. Hoặc giống như cầu xin được thành công trong công việc bằng cách uống một viên thuốc thần kì. Tại sao không tận tâm và cống hiến? | Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây dựng, như đền Taj Mahal, như Vạn Lí Trường Thành, ngày qua ngày, viên gạch này nối tiếp viên gạch khác. Việc kinh doanh thành công đâu phải tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Chắc chắn thế.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,
NXB Trẻ, 2014, tr. 91) Thực hiện các yêu cầu sau: – Câu 1. Theo tác giả, những biện pháp hiệu quả nhất chắc chắn sẽ đưa ta đến lí tưởng của mình là gì?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã dẫn ra những ví dụ gì để chứng minh cuộc sống “chẳng có gì miễn phí”?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về nhận định “Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội trong nghề nghiệp, đều phải trả giá”?
Câu 4. Theo anh/chị, đoạn trích nhắn gửi đến chúng ta thông điệp gì? II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về quan điểm: Hãy tận tâm và
cống hiến với mỗi việc bạn làm.
Câu 2 (5,0 điểm) Nêu cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong đoạn trích sau:
Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cũng thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thăm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tim” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông ủ tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, tị , , Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 198 – 199)
Gợi ý, đáp án
I- ĐỌC HIỂU | Câu 1. Theo tác giả, những biện pháp hiệu quả nhất chắc chắn sẽ đưa ta đến lí tưởng của mình là: dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách. | Câu 2. Để chứng minh cuộc sống “chẳng có gì miễn phí”, tác giả đã dẫn ra những ví dụ và so sánh rất thực tế:
– Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối – nhưng lại không muốn phải tập luyện để đạt được nó.
– Ta muốn thành công trong sự nghiệp – nhưng lại mong không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật.
– Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui không nỗi sợ – nhưng lại thường xuyên tránh né dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu và đọc sách. . .
Câu 3. Nhận định của tác giả là một ý kiến hết sức đúng đắn. Với mỗi người, để có thể trở thành người duy nhất làm được hay người giỏi nhất (“con người duy nhất và vượt trội”) trong từng công việc hay lĩnh vực của mình, đều phải trải qua quá trình học hỏi, rèn giũa, thất bại, thậm chí thất bại nhiều lần. Đó là “sự trả giá”. Nhưng nhờ sự kiên kì, nỗ lực, tận tâm, trăn trở suy nghĩ và sáng tạo, họ đã vượt lên để trở thành những người mạnh mẽ và dẫn đầu.
| Câu 4. Thông điệp ý nghĩa mà đoạn trích muốn nhắn gửi đến mỗi chúng ta là: Hãy tận tâm và cống hiến hết mình trong mỗi việc bạn làm. Thành quả thu được sẽ tương xứng với công sức bạn bỏ ra. Cuộc đời vĩ đại là do mình góp nhặt và xây dựng nên chứ không phải từ trên trời rơi xuống. II- LÀM VĂN
Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
. b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn:
– Tận tâm và cống hiến là sống hay làm việc luôn nỗ lực hết mình bằng tất cả tấm lòng. Sự tận tâm bắt nguồn từ nhu cầu của bản thân mỗi chúng ta bởi ai cũng mong muốn có một công việc tốt, có thể thể hiện hay khẳng định được về chuyên môn, có cơ hội nâng cao kiến thức, tăng thu nhập, làm cho cuộc sống của mình ngày một tốt đẹp hơn.
– Khi tận tâm và cống hiến bạn sẽ nổi trội hơn người khác trong việc lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu. Bạn kiên trì theo đuổi chúng dấu phải trải qua những khó khăn hay thất bại. Bạn tự ý thức về sự kỉ luật, kiểm soát tốt bản thân và thể hiện quyết tâm cao độ. Nếu là một người tận tâm và cống hiến, bạn không chấp nhận những hành vi có thể gây hại cho khả năng hay danh tiếng của mình. Đồng nghiệp có thể chậm chạp, nhưng bạn luôn tránh sự trì hoãn và bắt tay vào hành động ngay lập tức.
– Tận tâm và cống hiến mang lại lợi ích to lớn cho nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tận tâm là phẩm chất đáng tin cậy nhất để thành công và tăng hiệu suất làm việc. Trở nên tận tâm cũng giúp bạn kiếm được một thu nhập cao hơn và đạt được nhiều hơn sự hài lòng trong công việc. Tận tâm và cống hiến cũng làm tăng uy tín của bạn. Đáng tin cậy, chăm chỉ và có tổ chức giúp bạn có được một vị thế cao hơn so với những người được coi là “lười biếng” hoặc “vô tổ chức”. Bạn sẽ được tin tưởng để làm việc từ xa, phụ trách phát triển nghề nghiệp hay làm việc với các dự án quan trọng. 1 – Tuy nhiên, sự tận tâm và cống hiến cũng có mặt trái, nó có thể khiến bạn trở thành người cầu toàn và không thể tách rời tập thể. Bạn cũng khó có thể sáng tạo một cách tự do và thường thiếu đi sự linh hoạt.
– Tận tâm và cống hiến là nhân tố làm nên sự khác biệt tích cực cho cuộc sống của bạn, do đó bạn nên duy trì và phát triển nó. Hãy xây dựng thói quen ngăn nắp, chỉn chu từ những việc nhỏ. Rèn luyện sự tập trung trong công việc; làm việc với niềm yêu thích và sự đam mê nhằm hướng đến một cuộc sống và tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 2. Triển khai bài viết theo các ý chính sau: a) Giới thiệu chung:
– Đã có nhiều tuỳ bút viết về những dòng sông nổi tiếng của Việt Nam. Song, hầu hết các tuỳ bút đó đều nhìn dòng sông dưới cái nhìn lịch sử. Với sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện khi ông nhìn dòng sông dưới góc độ lịch sử thơ ca.
– Tuỳ bút ngợi ca vẻ đẹp nên thơ, nét trữ tình duyên dáng của dòng sông Hương cũng như sức hấp dẫn muôn đời của nó.
– Giới thiệu đoạn văn trích là đoạn tả dòng sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế. Đoạn văn bộc lộ những phẩm chất nghệ thuật rất tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong việc quan sát và miêu tả. B. b) Phân tích:
– Trước khi trở thành người tình dịu dàng và chung thuỷ của cố đô, sông Hương đã trải qua một cuộc hành trình đầy gian truân và nhiều thử thách. Trong cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.
L – Dưới lăng kính của người nghệ sĩ, sông Hương đã trở thành một con người, một người con gái có đầy đủ tâm hồn, tính cách, “lòng yêu thương rừng già”. Nhưng rồi, khi ra khỏi rừng, dòng sông đã chế ngự bản năng ở người con gái để “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Sông Hương khi “đặt chân vào thành phố đã thay đổi mình, kiềm chế mình để phù hợp với vẻ mộng mơ, thâm trầm và cổ kính của cố đô.
– Đoạn văn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vị thành phố bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa trong lối hành văn của tác giả. Sông Hương như người con gái đẹp ngủ mơ màng được đánh thức để hoà mình cùng Huế, duyên dáng uốn
mình và bước đi chậm chạp, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức,… Sức hấp dẫn của đoạn văn gợi ra từ cách sử dụng hàng hoạt động từ kết hợp với tính từ, diễn tả cái dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế. Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là “cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng”; nhưng ngay sau khi ra khỏi vùng núi, thì cũng như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong “sự chuyển dòng một cách liên tục”, rồi “vòng giữa khúc quanh đột ngột”, “vẽ một hình cũng thật tròn”, “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, rồi “vượt qua”, “đi trong dự vang”, “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”,…
Vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, sông Hương có lúc “mềm như tấm lụa” khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; có khi ánh lên những phản quang nhiều màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” lúc qua những dãy đồi phía tây nam thành phố và mang vẻ đẹp trầm mặc” khi qua những lăng tẩm, đền đài của các vua chúa nhà Nguyễn được phong kín trong những rừng thông u tịch và bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, …
| Bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa đã làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương bởi phối cảnh hài hoà và kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế.
| Vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích còn được tác giả chọn tả bằng những câu văn dài như ngân lên trong hồn người đọc, tạo một dư âm, một ấn tượng không thể phai mờ trong tâm trí người đọc. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của : Hương như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi. | c) Đánh giá: Dưới con mắt của người nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng ©hảy của Hương Giang lại được miêu tả thật hấp dẫn với nhiều cách so sánh, những từ ngữ được sử dụng rất đắc địa, giàu hình ảnh, màu sắc và hình khối tạo nên một dòng Hương Giang thật đẹp, thật nên thơ và như một con người đầy xúc cảm, chứa chan tình yêu với cố đô Huế giàu truyền thống văn hoá. Sông Hương, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, không còn là một dòng chảy mà là cả một nền văn hoá, cả một chiều dài lịch sử anh hùng và một chiều sâu tâm hồn cao quý. Người nghệ sĩ đã lần lượt theo bước dòng sông từ thượng nguồn cho đến khi nó tạm biệt thành phố Huế thân yêu để ra cửa Thuận An và hoà mình ra biển.