Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 16

Gợi ý, đáp án

Nguồn website dethi123.com

I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: | Ngay từ khi còn thơ bé, giữa cha mẹ và con cái đã tồn tại một khoảng cách nhất định – khoảng cách giữa hai thế hệ. Đứa trẻ càng lớn, khoảng cách giữa nó và cha mẹ càng lớn theo. Trẻ sẽ dần xa vòng tay cha mẹ, từng chút từng chút một, khoảng cách ấy sẽ nới dần cùng sự thích nghi của chúng để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập. Mỗi khi chúng tự lập thêm một chút, chúng sẽ có những trải nghiệm khác biệt về bản thân. Khi cha mẹ không cho phép con cái làm điều này, chúng sẽ không thể thiết lập ranh giới riêng cho mình. Không những thế, việc làm đó còn khiến trẻ hình thành suy nghĩ rằng mình chẳng thể làm gì nếu thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Không phải chờ đến năm 18 tuổi, chúng ta mới học cách trưởng thành, mà thực ra, chúng ta đã học cách trưởng thành và tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình ngay từ khi còn thơ bé. Những gì ta tự làm cho mình đã dạy ta cách chăm sóc bản thân. Đúng là cha mẹ cho chúng ta sự sống và nhờ có họ mà chúng ta lớn khôn, nhưng nếu quá lệ thuộc vào cha mẹ, sẽ chẳng bao giờ ta trưởng thành. Đôi khi, ta nhầm tưởng rằng nếu phụ thuộc một người nào đó về vật chất thì ta cũng cần dựa dẫm họ về mặt tinh thần. Điều đó không đúng. Nhu cầu tình cảm của chúng ta có thể và nên được đáp ứng từ nhiều nguồn khác nhau. Đó là cách ta học cách sống, cách tồn tại và hạnh phúc trong thế giới này. Có thể nói sự độc lập về mặt cảm xúc, không để người lớn áp đặt chính là cách giúp chúng ta hướng tới một cuộc sống hạnh phúc cho riêng mình. (Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai, Tian Dayton, Ph.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 122-123) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo đoạn trích, nhu cầu tình cảm của mỗi người cần được xây dựng và phát triển theo hướng nào? Câu 2. Cha mẹ thường có xu hướng che chở, bao bọc con cái một cách thái quá. Theo anh/chị, điều đó mang đến hệ quả như thế nào? Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là “khoảng cách giữa hai thế hệ”? + Câu 4. Đoạn trích mang đến cho anh/chị thông điệp gì? I – LÀM VĂN (7,0 điểm) , Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề thế nào là sống tự lập. Câu 2 (5,0 điểm) Đọc hai đoạn trích sau: (1)… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bên nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trong nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. (2) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 187 – 188, 191) Hai đoạn trích trên tiêu biểu cho hai nét tính cách của hình tượng sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Bằng hiểu biết của anh/chị về tác phẩm, hãy phân tích hình tượng sông Đà để làm nổi bật những nét tính cách ấy. Gợi ý, đáp án I- ĐỌC HIỂU . Câu 1. Theo đoạn trích, nhu cầu tình cảm của con người không chỉ bó hẹp trong môi trường gia đình (tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em) mà cần được xây dựng và phát triển để đáp ứng các mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống (bạn bè, thầy cô, tình yêu nam nữ, đồng nghiệp, đối tác,…). Câu 2. Cha mẹ thường có xu hướng che chở, bao bọc con cái một cách thái quá, biểu hiện rõ nhất ở việc thường xuyên muốn quản lý, giám sát các hành động hay mối quan hệ của con. Cách nuôi dạy này có những mặt tích cực nhất định, đặc biệt là giúp trẻ tránh xa những thói hư, tật xấu của xã hội. Tuy nhiên, nó cũng làm hạn chế khả năng tự lập của trẻ, khiến trẻ thường xuyên gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc ứng xử với các vấn đề nảy sinh trong quá trình sống. Câu 3. Khoảng cách giữa hai thế hệ, trước hết là khoảng cách về tuổi tác, sau nữa là những khác biệt về suy nghĩ, nhận thức, hành động, quan điểm về cuộc sống, về các mối quan hệ hay giá trị sống. “Khoảng cách giữa hai thế hệ”, đặc biệt là khoảng cách giữa bố mẹ với con cái nếu không được giải quyết một cách thấu đáo theo hướng đồng hành và chia sẻ, thường sẽ dẫn tới sự xung đột khiến cha mẹ và con cái ngày càng xa rời nhau. Câu 4. Học sinh có thể có những cách trả lời khác nhau nhưng phải bám sát chủ đề của đoạn trích, đó là: sống tự lập. Thông điệp của đoạn trích hướng đến cả hai đối tượng: – Cha mẹ hãy nhận thức đúng để rèn cho con một cuộc sống tự lập. – Con cái hãy học cách trưởng thành và tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình ngay từ khi còn thơ bé. II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: . – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: – Sống tự lập nghĩa là chúng ta tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn và tự chịu trách nhiệm xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, không nhờ vả người khác. | – Biểu hiện của lối sống tự lập rất phong phú và có nhiều cấp độ. Ở gia đình, bạn tự chăm sóc và chủ động hoàn thành những công việc liên quan đến bản thân. Đến trường, bạn tự suy nghĩ, tự tìm lời giải cho những nhiệm vụ học tập của mình. Khi lớn lên, bạn tự tìm hiểu, tự quyết định lựa chọn trường đại học hay lựa chọn công việc phù hợp với bản thân,… Tự lập không phải tự nhiên mà có. Nó được tạo nên từ những hành động nhỏ hằng ngày. Đó là khi bạn luôn duy trì suy nghĩ không nên dựa dẫm vào người khác, trước mỗi việc phải tự tìm cách đứng trên đôi chân của chính mình. . – Tự lập là một lối sống đẹp, là đức tính quyết định đến giá trị của con người. Sống tự lập giúp cho ta rèn luyện sự cần cù, chịu khó, kiên nhẫn, … từ đó dần hoàn thiện một nhân cách đẹp. Bên cạnh đó, rèn lối sống tự lập giúp ta có cơ hội trải qua những thử thách mới lạ. Vượt qua được những thử thách ấy, ta có được niềm vui, sự tự tin và tự hào về bản thân mình. Trước kia cũng như hiện tại, nhiều bạn sinh viên khi lên thành phố học tập, phải sống xa nhà, họ đã tự mình bươn chải để chăm lo cuộc sống và học tập. Thế nhưng đổi lại, sau vài năm, họ vừa vững vàng về tri thức lại có đầy đủ kinh nghiệm sống. Với sự tự lập ấy, chắc chắn những bạn sinh viên này sẽ dễ dàng thành công trong công việc ở tương lai. . – Dù tự lập là một lối sống tốt đẹp cần cổ vũ các bạn trẻ rèn luyện và xây dựng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, ta vẫn còn bắt gặp đâu đó những người lúc nào cũng có tư tưởng dựa dẫm vào người khác (dựa vào bạn bè khi kiểm tra, thi cử; dựa vào cha mẹ ngay cả những việc đơn giản như chăm sóc bản thân hay việc đưa đón đến trường,…). Đó là lối sống tiêu cực mà chúng ta cần phê phán và nên loại bỏ. – Nhìn chung tự lập là một đức tính rất tốt và quý báu, sống tự lập là một lối sống đẹp cần được biểu dương. Bởi vậy, chúng ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu cũng như lối sống này để ta có thể vững vàng trước cuộc sống và tương lai mà ta đã chọn. Câu 2. Hai đoạn trích chỉ là những gợi ý để học sinh phân tích hình tượng sống Đà. Bài viết có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức mà học sinh được học về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân cũng như những câu văn ấn tượng khác miêu tả sông Đà mà học sinh đã được học trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà. Về cơ bản, có thể triển khai các ý chính như sau: a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát những nét tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân khi ông dựng lên một hình tượng sống và sinh động và đầy ấn tượng. b) Phân tích: – Hình ảnh sống và hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Tuân nổi bật ở hai khía cạnh dường như đối lập nhau: hung bạo và trữ tình. Rất hung dữ, hiểm ác, lúc nào cũng có thể gây hại cho con người, nhưng ngược lại đó là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, tạo nên chất men say cho sự sống của con người. – Tâm điểm dữ dội của sông Đà là ở những con thác. Nước dữ đã đành. Đá cũng dữ. Nhờ những câu văn trùng điệp của Nguyễn Tuân mà chúng ta có thể cảm nhận được điều ấy: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Nguyễn Tuân có những cách so sánh thật độc đáo và táo bạo: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vậu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Hoặc những cách nhân hoá sắc sảo (“Mặt nước hồ la vang dậy… ùa vào … bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”, “cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè”…). Hình ảnh những cái thuyền bị hút nước nuốt chửng, hình ảnh cái hút nước như một cái giếng xây bằng nước sông đang xoáy tít,… tạo nên ở người đọc một cảm giác hết sức mạnh mẽ. Sức mạnh hoang dã 1 nhiên qua miêu tả của Nguyễn Tuân, cứ như một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. – Mặt thứ hai của sông Đà là trữ tình. Để lột tả đặc tính này của sông Đà, Nguyễn Tuân rất tâm đắc với những so sánh. Mỗi so sánh thực sự là một phát hiện của nhà văn trước đối tượng thẩm mĩ của mình. Sông Đà dưới con mắt Nguyễn Tuân là “áng tóc trữ tình […] ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”; rồi lại như “một cố nhân” trong nỗi niềm du khách, như “cái miếng sáng loé lên” trong trò chiếu gương của con trẻ, như “một bờ tiền sử”, như “một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”… Vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân không phải đơn thuần là thứ trời cho. Nó là sự khổ công trong lao động nghệ thuật, là sự quan sát công phu và tinh tế. Ai có thể quan sát sông Đà được tinh tế thế này: mùa xuân thì “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu thì “lừ lừ chín đỏ”, giữa hai mùa ấy là cái “màu năng tháng ba Đường thi”. Sông Đà ám ảnh và trở thành nỗi nhớ thật da diết với mỗi người là vì thế.