Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 12

Gợi ý, đáp án

Nguồn website dethi123.com

I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: | Trước tiên, bạn hãy xoá bỏ quan niệm sai lầm thường thấy về ý nghĩa của “suy nghĩ sáng tạo”. Dù thiếu lô-gíc, nhưng nhiều người vẫn thường cho rằng chỉ những công việc liên quan đến các ngành khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật mới có sự sáng tạo. Đa phần mọi người đều đánh đồng suy nghĩ sáng tạo với những điều như khám phá ra điện, tìm ra vắc-xin ngừa bại liệt, viết một cuốn tiểu thuyết hay, hoặc phát minh ra ti-vi màu. .. | Tất nhiên những thành quả nói trên là kết quả của suy nghĩ sáng tạo. Cũng như mỗi bước tiến của con người trong công cuộc chinh phục không gian chính là hệ quả của suy nghĩ sáng tạo, và còn nhiều điều khác nữa. Nhưng suy nghĩ sáng tạo không chỉ giới hạn trong một số nghề nghiệp nhất định hay chỉ có ở những người đặc biệt thông minh. Thực chất của suy nghĩ sáng tạo là gì? Một gia đình có thu nhập thấp nhưng biết tìm ra cách để con trai họ được theo học tại một trường đại học hàng đầu. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo. Một gia đình biết cải biến lô đất xấu nhất phố thành một trong những nơi đẹp nhất. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo. Một mục sư thành công trong kế hoạch lôi kéo số tín đồ đến nhà thờ nghe giảng đạo tăng gấp đôi. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo. Tìm ra cách để đơn giản hoá việc lưu trữ hồ sơ, bán được hàng cho những khách hàng khó tính, giao những công việc hữu ích và lí thú cho lũ trẻ, khơi dậy niềm đam mê làm việc ở các nhân viên hoặc ngăn cản một cuộc tranh luận này lửa nhưng vô bổ – tất cả đều là những ví dụ cụ thể của sự suy nghĩ sáng tạo mà ta thấy được trong cuộc sống thường ngày. uy nghĩ sáng tạo – hiểu một cách đơn giản – nằm ở chỗ bạn tìm ra những cách thức mới mẻ, hợp lí và tiến bộ hơn để giải quyết một công việc nào đó. Khi bạn tìm ra những con đường mới để giải quyết mọi việc hiệu quả hơn – dù trong gia đình, tại công sở hay ngoài xã hội, đó chính là phần thưởng cho sự thành công! (Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 125-126) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo tác giả đoạn trích, quan niệm sai lầm thường thấy về ý nghĩa của “suy nghĩ sáng tạo” là gì? Câu 2. Anh/Chị cho rằng quan điểm “suy nghĩ sáng tạo không chỉ giới hạn trong một số nghề nghiệp nhất định hay chỉ có ở những người đặc biệt thông minh” đúng hay sai? Câu 3. Theo đoạn trích, thực chất của suy nghĩ sáng tạo là gì? Câu 4. Phân tích ngắn gọn trình tự triển khai lập luận của đoạn trích. . II – LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của suy nghĩ sáng tạo trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) | Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật hồn Trương Ba nói với Đế Thích: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Từ việc phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba, anh chị hãy bình luận về ý nghĩa của câu nói trên. Gợi ý, đáp án I- ĐỌC HIỂU | Câu 1. Theo tác giả đoạn trích, quan niệm sai lầm thường thấy về ý nghĩa của “suy nghĩ sáng tạo” là: nhiều người vẫn thường cho rằng chỉ những công việc liên quan đến các ngành khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật mới có sự sáng tạo. Câu 2. Quan điểm “suy nghĩ sáng tạo không chỉ giới hạn trong một số nghề nghiệp nhất định hay chỉ có ở những người đặc biệt thông minh” hoàn toàn chính xác. Sự sáng tạo không phải là đặc quyền của một nghề nghiệp nào và cũng không phải là đặc ân của số ít các nhà khoa học. Nó có thể sinh ra ở bất cứ đâu, do bất cứ ai và bởi bất cứ công việc gì. Sáng tạo nằm ngay trong những công việc tưởng chừng như đơn giản nhất. | Câu 3. Thực chất của suy nghĩ sáng tạo là khi ta tìm ra những cách thức mới mẻ, hợp lí và tiến bộ để giải quyết một công việc nào đó khiến nó trở nên tối ưu hơn và hiệu quả hơn. Câu 4. Đoạn trích triển khai trình tự lập luận theo hình thức tam đoạn luận: – Đoạn 1 (từ đầu đến “đặc biệt thông minh”: Dẫn ra quan niệm sai lầm thường thấy về ý nghĩa của suy nghĩ sáng tạo. | – Đoạn 2 (tiếp theo đến “cuộc sống thường ngày: Nêu ra các ví dụ về sự đa dạng và phổ biến của suy nghĩ sáng tạo trong các công việc của đời sống thường ngày. – Đoạn 3 (phần còn lại): Khẳng định thực chất cần hiểu đúng suy nghĩ sáng tạo là gì. Cách triển khai trình tự lập luận của tác giả là logic, chặt chẽ và thuyết phục. II- LÀM VĂN Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: – Suy nghĩ sáng tạo là nghĩ đến những gì mới mẻ, tiến bộ, những cách giải quyết hay không bị gò bó vào những cái đã có với mong muốn tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. – Suy nghĩ sáng tạo là phẩm chất cần thiết của mỗi người trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, đổi mới tư duy, đề xuất được những ý tưởng mới, độc đáo góp phần rút ngắn thời gian học tập hay làm việc nhưng lại có thể đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp. – Để rèn luyện và phát huy những suy nghĩ sáng tạo, chúng ta cần: + Luôn tin tưởng mình có thể giải quyết được, hoàn thành được một việc nào đó. Tin tưởng vào một giải pháp sẽ mở đường tìm đến giải pháp. Hãy xóa bỏ những từ như “không thể”, “không có tác dụng”, “không thể làm được”, hay “có cố gắng cũng chẳng ích gì đâu”,… ra khỏi suy nghĩ của bạn. + Không để nếp nghĩ đi theo một lối mòn. Hãy luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiến mới lạ, luôn thử nghiệm những việc mới, những cách tiếp cận mới. Luôn hướng đến sự tiến bộ trong mọi việc bạn làm. + Luôn đặt ra yêu cầu mới cho mình. Mỗi ngày hãy luôn tự hỏi: “Cách nào để tôi có thể làm tốt hơn?” và “Cách nào để mình có thể làm nhiều hơn nữa?”. Khả năng sáng tạo về thực chất là một trạng thái tinh thần. Vậy nên khi bạn tự nêu ra câu hỏi tức là bạn đã hối thúc tâm trí phải làm việc để tìm ra giải pháp. + Hãy mở rộng tâm trí, luôn hào hứng và kết giao với những người có thể giúp bạn tìm ra những ý tưởng mới, những cách làm độc đáo. – Cần đấu tranh quyết liệt để gạt bỏ đi sự lười biếng, ỷ lại, tư tưởng lơ là trong học tập cũng như trong lao động. Có như vậy đầu óc bạn mới luôn mới mẻ, kích thích sự sáng tạo và nung nấu ý chí vươn lên để làm đẹp cho cuộc sống của mình cũng như cống hiến những điều mới mẻ, hữu ích cho xã hội. | Câu 2. Trên cơ sở những hiểu biết về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chính sau: – Bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba: | + Mượn thân xác anh hàng thịt làm nơi trú ngụ, hồn Trương Ba lâm vào hoàn cảnh vô cùng trớ trêu. Tâm hồn Trương Ba vô cùng cao khiết nhưng thân xác anh hàng thịt lại là một thể xác thô kệch và luôn luôn đòi hỏi những ham muốn tầm thường, dung tục. Vậy là nhiều khi, hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm những điều trái hẳn với bản chất của mình để thoả mãn đòi hỏi của cái xác ấy. * + Những điều trên dẫn đến một hệ luỵ tất yếu: Mọi người xung quanh không ai thừa nhận hồn Trương Ba. Người thân trong gia đình, từ đứa cháu nhỏ đến người vợ, người con dâu đều cảm thấy xa lạ với cái thể xác thô kệch và những hành vi tầm thường của nó. Họ xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm nó. Hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn. Gia đình anh hàng thịt càng không thể thích nghi được với những lời nói, việc làm, tư tưởng của một hồn Trương Ba xa lạ dù thể xác tồn tại trước mặt là chồng, là cha họ. Nhân vật hồn Trương Ba bị mọi người xa lánh, sự tồn tại, vì thế, cũng trở nên vô nghĩa, thậm chí nặng nề, bức bối. – Bình luận về ý nghĩa câu nói của hồn Trương Ba: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”, nhận định này thể hiện tư tưởng triết học sâu sắc, nó phản ánh đòi hỏi của sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa tư tưởng và biểu hiện, hành động. Được sống theo đúng bản chất của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con người. Việc sống nhờ, sống dựa vào thân xác anh hàng thật khiến hồn Trương Ba không được sống thực với con người mình. Có câu “Ở đời không nên dựa hơi ai mà thở” bởi khi đó, con người tồn tại thật đấy nhưng tất cả mọi tư tưởng đều bị chi phối, điều khiển bởi một kẻ khác. Trong cuộc sống, con người nhiều khi chỉ nghĩ đến kết quả mà không quan tâm đến cách thức để đạt được kết quả đó. Có khi vì mục đích mà bất chấp mọi thủ đoạn. Có thể suy nghĩ của Đế Thích cũng là một biểu hiện của điều đó và vì thế mà hồn Trương Ba đã trách cứ: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” cho thấy đối với hồn Trương Ba, sống hay không sống không còn quan trọng nữa mà điều quan trọng là sống như thế nào, sống ra sao..