


Gợi ý, đáp án




Nguồn website dethi123.com
I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Lần đầu khi mới làm quen Anh khen cái nhìn em đẹp Trời mưa, oà cơn nắng đến Anh khen đôi má em hồng
.
…
Gặp người tàn tật em khóc Anh khen em nhạy cảm thông Thấy em sợ sét né giông Anh khen: Sao mà hiền thế! Thấy em nâng niu con trẻ Anh khen em thật dịu dàng
”
‘
‘
Khi hôn lên câu thơ hay
ang sách vào mái ngực Em nghe tim mình thổn thức Thương người làm thơ đã mất Trái tim giờ ở nơi đâu?
.
.
.
. .
.
.
.
.
.
Khi đọc một cuộc đời buồn Lòng em xót xa, ấm ức Anh khen em giàu cảm xúc Và bao điều nữa…? Anh khen
Em sợ lời khen của anh Như sợ chiều về, hắt tối Nhiều khi ngồi buồn một mình Trách anh sao mà nông nổi
Hãy chỉ cho em cái kém Để em nên người tốt lành Hãy chỉ cho em cái xấu Để em chăm chút đời anh
Anh ơi, anh có biết không Vì anh, em buồn biết mấy Tình yêu khắt khe thế đấy Anh ơi, anh đừng khen em! (Anh đừng khen em, Lâm Thị Mỹ Dạ, Văn chương một thời để nhớ,
NXB Văn học, 2006) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào:
Em sợ lời khen của anh
Như sợ chiều về, hắt tối. Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Lần đầu khi mới làm quen Anh khen cái nhìn em đẹp Trời mưa, oà cơn nắng đến Anh khen đôi má em hồng
Gặp người tàn tật em khóc Anh khen em nhạy cảm thông Thấy em sợ sét né giông Anh khen: Sao mà hiền thế! Thấy em nâng niu con trẻ
Anh khen em thật dịu dàng. | Câu 4. Bài thơ có thể được chia thành mấy phần? Mạch cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình thay đổi ra sao? II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về cách dùng “lời khen” trong cuộc sống.
Phân tích những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cảm hứng về quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được thể hiện qua các tác phẩm: đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu và đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý, đáp án
I- ĐỌC HIỂU . . . . . . . .
Câu 1. Thể thơ tự do. Câu 2. Nội dung các dòng thơ: – Lời khen nếu không đúng với bản chất của sự việc đáng được khen, không
hợp với hoàn cảnh sẽ trở thành “nhàm nhạt”, thành lời “nịnh” nhằm lấy lòng người khác. Nó làm mất đi ý nghĩa động viên, khích lệ. Nó khiến người ta có chút gợn như bước đi một mình trong đêm tối.
– Là lời nhắc nhở khéo léo của cô gái đối với người “anh”. Câu 3. Hiệu quả của phép điệp (gồm có điệp cấu trúc câu và điệp từ):
– Nhấn mạnh sự quý mến có phần thái quá của nhân vật “anh” đối với cô gái. Mọi thứ cô gái làm hay cô gái có, anh chàng đều tìm ra cách, hay ra những lí do có phần hợp lí để “khen”.
– Tạo giọng điệu dồn dập, hứng khởi. | Câu 4. Cấu trúc của bài thơ và mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:
– Bài thơ gồm 2 phần. Phần 1: từ đầu đến “Và bao điều nữa…? Anh khen”. Phần 2: từ “Em sợ lời khen của anh” đến hết bài. – – Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng tương ứng với hai phần của bài thơ. Trong phần đầu, nhân vật trữ tình kể lại những câu chuyện gắn liền với những “lời khen” có phần thiên về cảm tính của người “anh” nọ đối với mình. Phần sau là những lời tâm sự của cô gái với mong muốn người anh trai dành sự quan tâm, chia sẻ chân thành hơn, biết nhắc nhở để cô gái hoàn thiện bản thân mình và cũng là để vun đắp cho hạnh phúc chung. II- LÀM VĂN
Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu:
– Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. . – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… .
b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn: A – Lời khen là lời ca ngợi, biểu dương từ người khác khi bản thân mình đạt được điều gì đó tốt đẹp hoặc cao cả.
– Lời khen như một thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dù ở bất cứ lứa tuổi hay cương vị nào thì con người cũng thích những lời động viên, khen ngợi từ người khác dành cho mình. Tuy nhiên, lời khen tuỳ từng hoàn cảnh, tuy cách sử dụng sẽ mang đến những cách hiểu, những ý nghĩa khác nhau. Lời khen tốt là lời khen xuất phát từ sự chân tình, không vụ lợi, và là động lực để
con người phấn đấu vươn lên. Còn lời khen xấu là những lời khen không thật lòng, có thể là sự châm biếm, giễu cợt, nịnh bợ, tâng bốc, xã giao để lấy lòng người khác hoặc có thể là “lời khen dối lòng” xuất phát từ sự ích kỉ, đố kị. * – Những lời khen chân thành, đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp người được khen có được niềm vui, niềm hạnh phúc, sự sung sướng và tự tin. Khi chúng ta làm được một việc tốt, một lời khen kịp thời sẽ giúp ta có thêm sức mạnh, niềm tin, khiến niềm vui được lan toả đến với mọi người xung quanh. Lời khen tốt là phần thưởng mà con người xứng đáng được nhận sau những cống hiến, hi sinh và sự nỗ lực của bản thân, giúp con người có thêm sức mạnh và ý chí để đi đến thành công.
– Bởi vậy, cách dùng lời khen như thế nào cho phù hợp cũng phản ánh tình cảm, sự tinh tế và cả học thức của mỗi con người. Hơn bao giờ hết nó cần luôn xuất phát từ sự chân thành, đúng mực, đúng hoàn cảnh và đối tượng, thể hiện sự ngợi khen hay thán phục thực sự. Có như vậy, lời khen mới đúng như là một món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta.
Câu 2. Bài viết cần tập trung làm rõ những ý chính sau: a) Giới thiệu chung:
– Quê hương, đất nước là hình ảnh thân thuộc, thiêng liêng được cất giữ nơi sâu thẳm trái tim mỗi người nghệ sĩ chân chính ở mọi thời đại. Điều này lí giải vì sao tình yêu đối với đất nước, quê hương lại trở thành nguồn cảm hứng lớn, một đề tài lớn trong thơ ca Việt Nam nói chung và thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng.
– Do những đặc điểm riêng về thời đại, lịch sử, do sự chi phối mạnh mẽ của ý thức nghệ thuật, các nhà thơ cách mạng có những điểm chung trong cách nhìn về quê hương đất nước. Tuy nhiên, do sự khác nhau về cá tính sáng tạo, về phong cách nghệ thuật, mỗi nhà thơ lại đem đến một cái nhìn riêng, một cách thể hiện riêng khiến cho cảm hứng về quê hương đất nước trở nên đa dạng, nhiều vẻ, lấp lánh những nét độc đáo.
– Đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu và đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rất rõ điều đó. b) Những điểm giống nhau trong cảm hứng về quê hương, đất nước:
c: – Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ và ác liệt, phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, tàn bạo nhất của thời đại, dân tộc ta hơn lúc nào hết đã cùng đoàn kết thống nhất muôn người như một.
Chế Lan Viên gọi đó là “những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt”. Trong bối cảnh lịch sử ấy, các nhà thơ nhìn Tổ quốc mình không chỉ bằng con mắt cá nhân mà bằng “con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa”, tức cái nhìn thể hiện tầm cao của lịch sử, dân tộc và thời đại. Từ đó đã hình thành cái nhìn mang tính sử thi. Cảm hứng quê hương, đất nước trở thành cảm hứng mãnh liệt; hình ảnh quê hương đất nước được ngợi ca bằng những tình cảm kiêu hãnh, tự hào. Trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu là khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp “Những đường Việt Bắc của ta / Đêm đêm rầm rập như là đất rung…”. Trong khi đó, ở đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, cảm hứng ấy được thể hiện qua sự khẳng định đất nước thuộc về nhân dân: “Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”. – – Cảm hứng về quê hương, đất nước cũng thấm đượm tính chất chính trị, thời sự và không khí thời đại. Hình ảnh đất nước, quê hương thường được thể hiện trong xu hướng vận động, tiến lên, hướng tới tương lai, đi đến chiến thắng. Trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến, Tố Hữu đã nghĩ tới: “Ngày mai rộn rã sơn khê / Ngược xuôi tàu chạy bốn bề lưới giăng…”. Còn Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả tương lai bằng cảm xúc lãng mạn và bay bổng: “Mai sau này con ta lớn lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng…”.
– – c) Những đóng góp riêng của mỗi nhà thơ:
– Nét đặc sắc của Tố Hữu là ở chỗ, ông đã diễn tả những tình cảm cao cả bằng một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. Đó là sự sáng tạo trong việc chuyển những tình cảm tập thể, cộng đồng vào trong hình thức đối đáp quen thuộc của ca dao với cặp đại từ “mình” với “ta” để khơi mở nỗi niềm lắng sâu, da diết của tâm tư. Đó còn là màu sắc dân tộc đậm đà trong thế giới hình tượng. Từ phong cảnh đến con người, khi đi qua những rung động của hồn thơ Tố Hữu bỗng trở nên tươi sáng, hài hoà, đặc biệt thanh thoát và vô cùng trìu mến.
. | – Nguyễn Khoa Điềm đóng góp một nhận thức mới về đất nước trĩu nặng chất suy tư bằng chương Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng. Cái nhìn riêng của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện ở chỗ ông đã phát hiện ra vẻ đẹp có chiều sâu, đa dạng, muôn màu của đất nước. Đất nước được cảm nhận trong không gian, trong thời gian, trong bề dày của truyền thống văn hoá dân tộc.