Câu 7. Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. HCOONa và CH3OH.
B. HCOONa và C2H5OH.
C. CH3COONa và C2H5OH.
D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 8. Mùi tanh của cá là mùi của hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên sử dụng cách nào sau đây ?
A. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.
B. Rửa cá bằng giấm ăn.
C. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.
D. Rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.
Câu 9. Chất dẻo PE được điều chế từ monome nào sau đây ?
A. Etilen. B. Vinyl clorua. C. Etanol. D. Axetilen.
Câu 10. Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành
A. Na2O và H2.
B. NaOH và O2.
C. Na2O và O2.
D. NaOH và H2.
Câu 11. Trong công nghiệp, để chế tạo ruột phích, người ta thường thực hiện phản ứng hoá học giữa AgNO3 trong dung dịch NH3 với
A. axetilen.
B. anđehit fomic.
C. saccarozơ.
D. glucozơ.
Câu 12. Dãy gồm các oxit kim loại đều bị khử bởi H2 khi nung nóng là
A. Al2O3, Fe2O3, ZnO.
B. Cr2O3, BaO, CuO.
C. Fe3O4, PbO, CuO.
D. Cuo, MgO, FeO.
Câu 13. Hoà tan 5,6 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng (dư). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,0
B. 24,2.
C. 31,1.
D. 11,8.
Câu 14. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Giá trị của V là
A. V = 22,4(x + 3y).
B. V = 11,2(2x + 3y).
C. V = 22,4(x + y).
D. V=11,2(2x + 2y).
Câu 15. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra sự hoà tan Cu(OH)2 ?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol.
B. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch propan-1,3-điol.
C. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch axit axetic.
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch axit fomic.
Câu 16. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch nào sau đây ?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng).
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp xenlulozơ, tinh bột, glucozơ, saccarozơ cần 4,48 lít O2 (đktc), thu được 3,51 gam nước. Giá trị của m là
A. 5,91.
B. 5,81.
C. 6,04.
D. 5.6.
Câu 18. Dung dịch A cho pH > 7 ; dung dịch B cho pH < 7: dung dịch D cho pH = 7. Trộn A với B thấy xuất hiện bọt khí ; trộn B với D thay xuất hiện kết tủa trắng. A, B, D lần lượt là
A. NaOH ; NH4Cl; Ba(HCO3)2.
B. Na2CO3 : KHSO4 ; Ba(NO3)2.
C. Na2CO3 ; NaHSO4 ; Ba(OH)2.
D. Ba(OH)2 ; H2SO4 : Na2SO4.
Câu 19. Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là
A. 66,75.
B. 55,65.
C. 65,55.
D. 50,25.
Câu 20. Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom, Tên gọi của X là
A. metyl amino axetat.
B. axit α-amino propioni .
C. axit β-amino propionic.
D. amoni acrylat.
Câu 21. Tiến hành bốn thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
Thí nghiệm 3: Nhung thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Trong các thí nghiệm trên, số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 3.
B. 4.
C.1.
D. 2
Câu 22. Đốt cháy m gam P trong O2 dư rối cho P505 sinh ra phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 10. Cô cạn hỗn hợp sau phan ứng thu được 5,82 gam chất rắn khan. Giá trị gần đúng nhất của m là
A. 1,25.
B. 1,086.
C. 1.28.
D. 1.56.
Câu 23. Hỗn hợp X gồm các este thuộc loại hợp chất thơm, là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, tổng số muối và tổng số ancol thu được sau phản ứng lần lượt là
A. 5 và 2.
B. 6 và 1.
C. 5 và 1.
D. 7 và 2.
Câu 24. Cho các nhận định sau :
(1) Protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn cacbohiđrat.
(2) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
(3) Các peptit thuỷ phân hoàn toàn tạo các a-amino axit.
(4) Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(5) Điều chế poli(vinyl ancol) bằng cách trùng hợp ancol vinylic. . .)
Trong các nhận định trên, số nhận định sai là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là
A. Al, Fe, Ag.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu.
D. Al, Cu, Ag
Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 40,40.
B. 31,92.
C. 36,72.
D. 35,60.
Câu 27. Có các nhận xét sau:
(1) Các kim loại Na và Ba đều tan trong nước dư.
(2) Độ cứng của Cr lớn hơn độ cứng của Al.
(3) Cho K vào dung dịch CuSO4 thu được Cu.
(4) Độ dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự Ag, Cu, Al.
(5) Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.”
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là !
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 28. Cho các phát biểu sau:
(1) Saccarozơ được cấu tạo từ hai α-glucozơ.
(2) Oxi hoá glucozơ, thu được sobitol.
(3) Trong phân tử fructozơ có một nhóm –CHO.
(4) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(5) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm -OH.
(6) Saccarozơ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.
B.3.
C. 5.
D. 4.
Câu 29. Cho sơ đồ chuyển hoá : Al→X→Y→Z→Al. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Al2O3, AlCl3, Al(OH)3.
B. AlCl3, Al(OH)3, Al2O3.
C. AICl3, Al(OH)3, NaAlO2.
D . Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3.
Câu 30. Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hoá bằng 60%). Giá trị của m gần nhất với
A. 25,1.
B. 28,5.
C. 41,8.
D. 47,6.
Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(3) Dẫn khí H2 dư qua Fe2O3 nung nóng.
(4) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(5) Nung hỗn hợp gồm Al và CuO (không có không khí).
(6) Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 32. Axit cacboxylic X tác dụng với amin Y, thu được muối amoni Z có công thức C3H9O2N. Số công thức cấu tạo của Z phù hợp là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.


Đáp án



Nguồn website dethi123.com