Môn Lịch sử-Phần một. Nội dung ôn tập-Câu hỏi trắc nghiệm lớp 12-Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000-Chương I. Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Đáp án

Nguồn website dethi123.com

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là A. bù đắp những thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. B. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. D. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành A. công nghiệp chế biến. | B. nông nghiệp và khai thác mỏ. C. nông nghiệp và thương nghiệp. D. giao thông vận tải. Câu 3. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tự bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. . . B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hoá với Pháp. C. Hạn chế sự phát triển của nền kinh tế và biến Việt Nam thành thị trường riêng của Pháp. D. Vì Việt Nam không có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp nặng. Câu 4. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là A. tăng cường vơ vét tài nguyên thiên nhiên. B. đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. C. đầu tư vào hai ngành đồn điền cao su và khai mỏ. D. đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng. Câu 5. Nhận xét nào là đầy đủ nhất về những chuyển biến của giai cấp nông dân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, bị áp bức bóc lột nặng nề nên hăng hái đấu tranh. B. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến tay sai nên hăng hái tham gia cách mạng. C. Bị phong kiến, thực dân tước đoạt tư liệu sản xuất, không lối thoát, mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến tay sai gay gắt, là lực lượng to lớn của cách mạng. D. Bị tước đoạt tư liệu sản xuất, mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến tay sai gay gắt nên kiên quyết đòi lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, giành chính quyền. Câu 6. Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào? A. Bãi công của công nhân Ba Son B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ. C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế. D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo. Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? A. Bãi công của công nhân Ba Son (8–1925). B. Phong trào “vô sản hoá” (1928). C. Bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (1929). . . . D. Bãi công của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng (1928). Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu | nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? A. Đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai. B. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. Câu 9. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước: 1. Dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản; 2. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa; 3. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. A. 3, 2, 1. B. 1,2,3. C. 2, 3, 1. D. 2, 1, 3. Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản? A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai. B. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. | C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. Câu 11. Trong những năm 1919 – 1925, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Chuẩn bị về lí luận cho sự ra đời của Đảng. B. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. C. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng. D. Tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 12. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6 – 1925) nhằm mục đích A. tổ chức quần chúng đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và tay sai. B. lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và tay sai. C. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và | tay sai. D. tập hợp thanh niên yêu nước Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc) để giác ngộ, huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. Câu 13. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. Báo Thanh niên. B. Tác phẩm Đường Kách mệnh. C. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Báo Người cùng khổ. Câu 14. Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là quá trình A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản – Việt Nam. B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. C. thành lập ba tổ chức công sản ở Việt Nam. Hi FPT D. chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hoá” để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Câu 15. Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc là A. mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc), ra báo Thanh niên. B. bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước. C. chủ trương thực hiện phong trào “vô sản hoá”. D. tổ chức các cuộc bãi công của công nhân ở Hải Phòng, Vinh, Hà Nội. Câu 16. Quá trình phân hoá của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929? A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng. D. An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 17. Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị theo khuynh hướng nào? A. Dân chủ vô sản. B, Dân chủ tư sản.. . C. Dân chủ tiểu tư sản. D. Quân chủ lập hiến. Câu 18. Khởi nghĩa Yên Bái (9–2–1930) nổ ra trong bối cảnh nào? A. Bị động, nhiều đảng viên của đảng bị thực dân Pháp bắt bớ, tù đày. . B. Tổ chức chưa có sự chuẩn bị chu đáo, thực dân Pháp còn mạnh. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đang chuẩn bị khởi nghĩa. D. Đảng Tân Việt đang gây ảnh hưởng lớn để lôi kéo phong trào cách mạng. Câu 19. Sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng đã A. tiếp tục hoạt động và có ảnh hưởng lớn ở Bắc Kì. B. đi vào hoạt động bí mật, chờ thời cơ để tiếp tục khởi nghĩa. C. chấm dứt hoạt động. . D. thoả hiệp với Pháp chống lại phong trào cách mạng. Câu 20. Sự kiện nào diễn ra tại nhà số 5D phố Hàm Long – Hà Nội (3–1929)? A. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. D. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 21. Chính cường vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc Soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 được xem là A. văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 22. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì? A. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. B. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do. D. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? A. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. B. Thành lập An Nam Cộng sản đảng.. C. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Câu 24. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản có ý nghĩa như thế nào? A. Là bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam. B. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. C. Là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam theo | con đường cách mạng vô sản. D. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Câu 25. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì? A. Tư tưởng độc lập, tự do. B. Tư tưởng dân chủ và tự do. C. Tư tưởng bình đẳng, bác ái. D. Tư tưởng độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Câu 26. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng là gì? A. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam. B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việt Nam. C. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam. D. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam. Câu 27. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của những nhân tố nào? A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước ở Việt Nam. B. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân Việt Nam. C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. | D. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới. Câu 28. Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; 2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sáng lập báo Thanh niên; 3. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập; 4. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập. A. 1,2,3,4. B. 2,1,3,4. C. 3,1,2,4. D. 2,1,4,3. Câu 29. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì A. giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo. B. giai cấp công nhân có ý thức về quyền lợi giai cấp. C. giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. D. giai cấp công nhân là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới. Câu 30. Nội dung nào thể hiện tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? A. Đánh giá đúng khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân.. B. Tạo ra mối liên hệ gắn bó giữa công nhân và nông dân. C. Xác định rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. D. Thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản. Câu 31. Sự kiện nào đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản đã giành được ưu thế trong lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời. B. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hoá. C. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản. D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Câu 32. Hãy sắp xếp các tác phẩm, văn kiện của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian xuất hiện. 1. Nhật kí trong tù. 2. Bản án chế độ thực dân Pháp. 3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 4. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxai. . A. 1;2;3; 4. B. 1;3; 2; 4. C. 2; 4;3; 1. D. 4;2;3; 1. Câu 33. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930 là A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. . B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C, hợp nhất ba tổ chức cộng sản. D. khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Câu 34. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những giai cấp hay bộ phận nào trong xã hội Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là lực lượng cách mạng? A. Công nhân, nông dân. B. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức ; đối với tư sản dân tộc, địa chủ | vừa và nhỏ có thể lợi dụng hoặc trung lập. D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. Câu 35. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là A. cách mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn : cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. | B. nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng | sản Đông Dương lãnh đạo. C. nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh phong kiến sau. * D. xác định lực lượng cách mạng là liên minh công – nông. Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B B A B C D A B A C C C A A A 16 17 | 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 TAB Alclclolcool ABD D cc 31 32 33 34 35 DACA