



Đáp án

Nguồn website dethi123.com
Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm
A. kí kết hiệp ước và các hoà ước nhằm phân chia quyền lợi. B. phân chia lại thị trường thế giới. C. phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
D. tăng cường hợp tác giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là . A. trật tự hai cực Ianta. . . . B. trật tự thế giới đa cực. C. trật tự thế giới đơn cực.
D. hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. + Câu 3. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên là A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên. C. Liên minh châu u.
D. Khối Liên minh các nước tư bản. Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên ra đời nhằm
A. duy trì trật tự thế giới mới. B. tăng cường quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa. C. cải thiện mối quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa.
D. tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước thành viên. Câu 5. Nội dung nào phản ánh đầy đủ nhất hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đối với chủ nghĩa tư bản?
A. đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. B. tàn phá nặng nề nền kinh tế, xã hội các nước tư bản chủ nghĩa. C. hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất.
D. nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra. Câu 6. Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành biện pháp nào?
A. Cải cách kinh tế – xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất. B. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. C. Thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang. D. Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước để phát triển kinh tế, đặc biệt là
kinh tế đối ngoại.
Câu 7. Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã tiến hành
A. cải cách kinh tế – xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất. B, ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến, tập trung phát triển kinh tế. C. thiết lập chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang
D. không ngừng mở rộng quan hệ với các nước để phát triển kinh tế. Câu 8. Sự kiện nào mở ra thời kì “đen tối” trong lịch sử nước Đức?
A. Hítle lên làm Thủ tướng Đức và thành lập chính phủ mới (1933).
B. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%. | C. Năm 1919, Đảng Quốc xã được thành lập.
D. Năm 1933, Hindenbua lên làm Tổng thống. Câu 9. Năm 1933, chính quyền phát xít lấy cớ gì để đặt Đảng Cộng sản Đức ngoài vòng pháp luật?
A. Vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội. B. Vu cáo những người cộng sản chống lại chính quyền phát xít. C. Vu cáo những người cộng sản không tham gia Quốc hội.
D. Tổng thống Hindenbua qua đời. Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) tác động như thế nào đối với nước Đức?
A. Giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế, dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị ngày
càng trầm trọng. B. Tạo điều kiện cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.
C. Làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. * D. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp phát triển nhanh. Câu 11. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm khắp thế giới trong những năm 1929 – 1939, Mĩ đã thực hiện chính sách gì?
A. Chính sách thực lực. B. Chính sách trung lập. C. Chính sách chạy đua vũ trang.
D. Liên minh với các nước khác thành lập liên minh quân sự.. Câu 12. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực A. thương mại.
.
B. công nghiệp. C. nông nghiệp.
D. tài chính – ngân hàng. Câu 13. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Tổng thống Rudoven đã
A. thực hiện chính sách bành trướng xâm lược các nước khác. | B. tăng cường chi phí cho quân sự.
HA
C. kêu gọi sự giúp đỡ của các nước khác.
D. thực hiện Chính sách mới. | Câu 14. Tác dụng lớn nhất của Chính sách mới đối với nước Mĩ là
A. tạo nhiều việc làm cho người thất nghiệp. B. góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản. C. đưa nước Mĩ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
D. tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước đối với nền kinh tế. Câu 15. Mục đích của Mĩ khi tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh là
A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh. B. muốn giúp đỡ các nước ở khu vực Mĩ Latinh. C. để cùng nhau hợp tác và phát triển ngày càng ổn định.
D. lôi kéo các nước nhằm xây dựng một đồng minh mạnh ở khu vực Mĩ Latinh. Câu 16. Năm 1933, Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu
A. giữ tư thế nước lớn. | B. chống cộng sản. – C. cùng nhau giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
D. cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hoà bình. Câu 17. Quá trình phát xít hoá ở Nhật diễn ra thông qua con đường quân phiệt hoá bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược vì
A. đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng. B. tầng lớp Samurai còn tồn tại đông đảo. C. các thế lực phát xít ra đời sớm ở Nhật từ thập niên 20 của thế kỉ XX.
D. nước Nhật đang tồn tại chế độ tư sản đại nghị. Câu 18. Trong những năm 1929 – 1933, cùng với việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành động gì?
A. Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc. B. Tiến hành cải cách kinh tế để tăng cường tiềm lực cho đất nước. C. Tăng cường chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
D. Tiến hành cải cách dân chủ ở trong nước để nâng cao đời sống nh Câu 19. Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng. B. Thực hiện các cuộc cải cách dân chủ tiến bộ trong nước. C. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. D. Học hỏi kinh nghiệm từ Chính sách mới của Mĩ.
Câu 20. Đặc trưng cơ bản nhất của quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 1929 – 1933 là .
A. xoá bỏ chế độ chuyên chế Thiên hoàng. B. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ. C. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Di chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc
tài phát xít. Câu 21. Điểm khác nhau trong quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước của nước Đức so với Nhật Bản là
A. sự chuyển giao quyền lực từ giai cấp tư sản sang thế lực phát xít. B. thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. C. thông qua các cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội. D. sự liên minh giữa giai cấp tư sản và thế lực phát xít.
Đáp án
| 1 | 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 LA D B A A A C A A A B DDCA
16 17 18 19 20 21 в | A | Асс в