







Đáp án

Nguồn website dethi123.com
A. CÔNG D N BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT Câu 1. Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyên, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm A. bình đẳng trước pháp luật.
B. bình đẳng về chính trị. C. bình đẳng giữa các dân tộc. . D. bình đẳng về tôn giáo. Câu 2. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Công dân được hưởng quyền tuỳ thuộc vào địa vị xã hội. B. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ. 1 C. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng
A. phải chịu trách nhiệm hình sự. B. bị xử lý theo quy định của pháp luật. C. bị truy tố và xét xử trước Toà án.
D. có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 4. Điều 16 – Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
A. “Mọi người đều bình đẳng trước Nhà nước”. B. “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. C. “Mọi công dân đều bình đẳng trước Nhà nước”.
D. “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Câu 5. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là
A. hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau trước nhà nước và xã hội. B. bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. C. hưởng quyền như nhau và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.
D. công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội. Câu 6. Bất kì công dân nào nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được học tập, lao động, chăm sóc sức khoẻ. Điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. B. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
C. Công dân bình đẳng về quyền. | D. Công dân bình đẳng về nhu cầu. Câu 7. Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào
A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. Câu 8. Việc xét xử các vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người vi phạm là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh.
B. nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí.
D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 9. Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ theo luật định là điều kiện .
A. bắt buộc để sử dụng các quyền của mình. B. tất yếu để sử dụng các quyền của mình. C. cần thiết để sử dụng các quyền của mình.
D. quyết định để sử dụng các quyền của mình. Câu 10. Bất kì cá nhân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều được hưởng
A. một số lợi ích cơ bản của công dân. B. các lợi ích của công dân. | C. một số quyền cơ bản của công dân. D. các quyền công dân. Câu 11. Mọi người đều có quyền đầu tư, kinh doanh và đóng thuế theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm trong kinh doanh. B. trách nhiệm trong lao động. . . . . . . . .
. C. quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. quyền và nghĩa vụ trong lao động. Câu 12. Mọi người đều được tham gia góp ý vào các văn bản pháp luật khi được Nhà nước trưng cầu ý kiến là thể hiện công dân bình đẳng về A. thực hiện pháp luật.
| B, quyền và nghĩa vụ. C. trách nhiệm pháp lí.
D, xây dựng pháp luật. Câu 13. Trong cùng một hoàn cảnh, người có chức vụ và người lao động vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí A. nặng hơn người lao động.
B, nhẹ hơn người lao động. C. như người lao động.
D. có thể khác nhau. Câu 14. Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc A. chịu trách nhiệm pháp lí.
B. chịu trách nhiệm pháp luật. | C. thực hiện nghĩa vụ.
| D. hưởng quyền.
B. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG D N
– TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Câu 15. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ A. ngang nhau.
B. lệ thuộc vào nhau. C. khác nhau.
| D. độc lập với nhau. Câu 16. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Quan hệ vợ chồng.
B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ dòng tộc. Câu 17. Quan niệm nào dưới đây là đúng với bình đẳng trong hôn nhân?
A. Vợ chồng đóng góp như nhau về mọi chi phí trong gia đình. B. Chồng là trụ cột kinh tế thì vợ phải nội trợ, chăm sóc con. C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Vợ chồng có quyền như nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng. Câu 18. Chị A muốn kết hôn với anh B nhưng mẹ chị không đồng ý vì cho rằng hai gia đình không tương xứng với nhau. Chị A có thể làm theo cách nào dưới đây để kết hôn đúng pháp luật mà không làm ảnh hưởng đến tình cảm mẹ con?
A. Quyết định kết hôn với anh B, không cần mẹ đồng ý. B. Tìm cách giải thích để mẹ hiểu anh B và gia đình anh. C. Đề nghị họp gia đình để biểu quyết rồi sẽ quyết định.
D. Nhờ gia đình anh B khuyên nhủ và tác động. Câu 19. Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau. B. Có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. C. Ai làm ra tiền nhiều hơn sẽ có quyền định đoạt tài sản chung.
D. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau. Câu 20. Ô tô là tài sản chung của hai vợ chồng nhưng khi bán xe, anh H không bàn với vợ. Việc làm của anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản. B. Kinh tế.
C. Mua bán. D. Nhân thân. – Câu 21. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình?
A. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình. B. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha, mẹ.
C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ. •
. D. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình. ” Câu 22. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
A. Lựa chọn nơi cư trú. B. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư kinh doanh. C. Lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Lựa chọn biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp. Câu 23. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín của nhau. B. Vợ làm việc nhà nhiều hơn để tạo điều kiện cho chồng phát triển. C. Chỉ người chồng mới có quyền quyết định về kinh tế trong gia đình.
D. Chỉ người vợ mới có quyền quyết định về việc giáo dục và nuôi dạy con. Câu 24. Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Nuôi dưỡng và bảo vệ quyền của các con. * B. Tôn trọng ý kiến của các con.
C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.
D. Chăm lo và tạo điều kiện cho con phát triển. Câu 25. Ý kiến nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
A. Chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi cư trú.
B. Vợ quán xuyến việc nhà nên có quyền quyết định nơi cư trú. • C. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong gia đình nên cùng quyết định nơi
cư trú.
D. Vợ, chồng phải có sự đồng ý của cha mẹ mới được quyết định nơi cư trú. Câu 26. Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong lựa chọn hình thức kinh doanh. Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Không trái quy định của pháp luật.
C. Dân chủ, tự giác, tự do. D. Thực hiện giao kết trực tiếp.
Câu 28. Mọi người đều có quyền lựa chọn
A. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình. B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình. C. thời gian làm việc theo điều kiện của mình.
D, việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. Câu 29. Một trong các nội dung về công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là được tự do
A. làm việc theo sở thích của mình mà không bị ai cản trở. B. sử dụng sức lao động để làm bất kì việc gì mà mình muốn. C. giao kết hợp đồng lao động với bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
D. sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm, lựa chọn việc làm. Câu 30. Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động? | A. Tiền công trả cho lao động nam cao hơn so với nữ trong cùng một công việc.
B. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. C. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam.
D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao.. . Câu 31. Anh B đề nghị bổ sung vào bản hợp đồng lao động giữa anh và công ty X nội dung về công việc, thời gian và địa điểm làm việc. Giám đốc công ty X trả lời: “Anh chỉ cần quan tâm đến mức lương, còn việc anh làm gì, ở đâu là tuỳ thuộc vào sự phân công của chúng tôi”. Câu trả lời của Giám đốc công ty đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. Câu 32. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng trong lao động?
A. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Công dân được lựa chọn chỗ ở, vị trí làm việc. D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 33. Tranh luận với nhau về bình đẳng trong lao động, bạn A cho rằng lao động nam và nữ sẽ không bị phân biệt về điều kiện làm việc, bạn B đưa ra ý kiến của mình là nam và nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, bạn D đồng ý với B và bổ sung thêm việc nam và nữ còn có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau. Bạn H không bình luận gì mà chỉ đưa ra ý kiến của mình về việc nam và nữ có tiêu chuẩn và độ tuổi tuyển dụng như nhau. Ý kiến của bạn nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ? A. Bạn A.
B. Bạn H, B và D. C. Bạn H.
D. Bạn A, B và D. Câu 34. Nguyên tắc nào dưới đây được các bên tuân thủ trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm. C. Tiến bộ, công bằng, dân chủ.
D. Tích cực, chủ động, tự quyết. Câu 35. Trường hợp nào dưới đây vi phạm bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?
A. Đều có cơ hội tiếp cận việc làm, được tuyển dụng, đào tạo nghề.
B. Cùng làm việc như nhau, nam được trả tiền công lao động cao hơn nữ. – C. Đều được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ của cơ quan khi đủ điều kiện.
D. Đều được nâng bậc lương và hưởng các điều kiện làm việc khác. Câu 36. Anh K và chị T có trình độ đào tạo như nhau, cùng thi tuyển vào một vị | trí và có điểm bằng nhau, nhưng công ty chỉ tuyển dụng anh K với lí do anh là nam. Trường hợp này đã vi phạm
A. quyền bình đẳng về thực hiện quyền lao động giữa nam và nữ. B. quyền bình đẳng về phân công lao động giữa nam và nữ. C. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. quyền bình đẳng về tìm việc làm giữa nam và nữ. Câu 37. Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau. B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. C. Làm mọi công việc không phân biệt điều kiện việc làm.
D. Ưu tiên nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ.
Câu 38. Trong hợp đồng lao động giữa công ty X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong việc sử dụng người lao động. Câu 39. Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. B. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh. C. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
D. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Câu 40. Các doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường. C. Bình đẳng trong điều hành, quản lí.
D. Bình đẳng trong quản lí kinh doanh. Câu 41. Khẳng định nào dưới đây không đúng với nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi công dân được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. B. Mọi công dân được chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh. C. Mọi công dân được tự do lựa chọn việc làm trong các cơ sở kinh doanh. D. Mọi công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
Đáp án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 А с вв в сссср с в сс А 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D C B C A C B A C C D C DDD 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 BCAA BCCCB A A