Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Đề số 2 môn Địa lí

Câu 1. Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là 

A. đồng bằng.

B. đồi núi thấp. 

C. núi trung bình.

D. núi cao.

Câu 2. Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của

A. quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi.

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc. 

C. sông ngòi nhiều nước.

D. chế độ nước sông theo mùa. 

Câu 3. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, chạy từ

A. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau.

B. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau. 

C, tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang.

D. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. 

Câu 4. Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng: 

A. nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm. 

B. nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng. 

C. nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.

D. nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm. 

Câu 5. Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo là 

A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 

B, kinh tế Nhà nước. 

C. kinh tế ngoài Nhà nước

D. kinh tế tư nhân. 

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Cửa Lò thuộc tỉnh nào sau đây? 

A. Quảng Bình.

B. Hà Tĩnh. 

C. Nghệ An. 

D. Thanh Hóa

Câu 7. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là 

A. đất phèn.

B. đất mặn. 

C. đất cát.

D. đất phù sa ngọt. 

Câu 8. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là 

A. than bùn.

B. bôxit. 

C. đá quý.

D. sắt. 

Câu 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất nước ta là doi

A. có nhiều dãy núi hướng tây bắc – đông nam.

B. ảnh hưởng của vị trí, địa hình và các dãy núi hướng vòng cung.

C. có vị trí giáp biển và nhiều đảo ven bờ. 

D. các đồng bằng đón gió.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa nào sau đây? 

A. Cửa Nhượng.

 B. Cửa Tùng. 

C. Cửa Hội.

D. Cửa Gianh. 

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là 

A. Vĩnh Phúc.

B. Phú Thọ. 

C. Bắc Ninh.

D. Quảng Ninh. 

Câu 12. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của | Tây Nguyên (năm 2007), chiếm tỉ trọng cao nhất là 

A. dịch vụ.

B. nông, lâm, thuỷ sản. 

C. công nghiệp và xây dựng.

D. thương mại. 

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có đường biên giáp với cả hai nước Lào và Trung Quốc? 

A. Lai Châu.

B. Điện Biên. 

C. Hoà Bình.

D. Kon Tum. 

Câu 14. Căn cứ vào các biểu đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C?

 A. Hà Nội.

 B. Lạng Sơn. 

C. Điện Biên Phủ.

D. Sa Pa. 

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hình thức trung tâm công nghiệp chưa xuất hiện ở vùng 

A. Bắc Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là A. Vàng Danh.

B. Quỳnh Nhai. 

C. Phong Thổ.

D. Nông Sơn. 

Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu hàng hoá có giá trị trên 6 tỉ USD là 

A. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Ấn Độ. 

B. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Xingapo. 

C. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Liên bang Nga. ..

D. Nhật Bản, Singapo, Hoa Kì và Hàn Quốc. 

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất nước ta là 

A. đất phù sa sông.

B. đất feralit trên đá vôi. 

C. đất feralit trên các loại đá khác. 

D. đất phèn.

Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta? 

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. 

B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. 

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Câu 20. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phân theo ngành  Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (năm 2007) lần lượt là 

A. 236987 tỉ đồng, 12881 tỉ đồng và 88937 tỉ đồng. 

B. 236789 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 98378 tỉ đồng. 

C. 236987 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 89378 tỉ đồng.

D. 263987 tỉ đồng, 11288 tỉ đồng và 87938 tỉ đồng. 

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp luyện kim màu? 

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

B. Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. 

D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. 

Câu 22. Những khu vực chịu tác động khô hạn lớn nhất ở nước ta vào mùa khô là

A. Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. 

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. các vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc.

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. 

Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây hiện không đúng với dân số nước ta hiện nay?

A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. 

B. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. 

C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng.

D. Dân cư phân bố chưa hợp lí. 

Câu 24. Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng 

A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

B, tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác. 

C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác. 

D. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác; giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 25. Ở nước ta, yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là 

A. khí hậu phân hoá, có mùa đông lạnh. 

B. chế độ nhiệt ẩm dồi dào. 

C. địa hình, đất đai đa dạng. c

D. nguồn nước và sinh vật phong phú. 

Câu 26. Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò chủ yếu là do

A. trong vùng có nhiều giống trâu quý. 

B. trâu thích nghi với khí hậu lạnh tốt hơn bò.

C. trâu chăn thả được trong rừng còn bò thì không. 

D. nhu cầu về thịt bò không cao. 

Câu 27. Miền núi nước ta dân cư thưa thớt chủ yếu do

A. có nhiều dân tộc ít người, sản xuất nhỏ. 

B. nhiều thiện tại, công nghiệp còn hạn chế.

 C. nhiều đất dốc, giao thông còn khó khăn.

D. địa hình hiểm trở, kinh tế chậm phát triển. 

Câu 28. Thuận lợi chủ yếu của biển nước ta đối với khai thác thuỷ sản là có

A. rừng ngập mặn, các bãi triều rộng. 

B. đường bờ biển dài, nhiều bãi biển.

C. vùng biển rộng, nhiều đảo ven bờ. 

D, các ngư trường lớn, nhiều sinh vật. 

Câu 29. Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thuỷ sản của một số tỉnh? 

A. Nuôi trồng của Hậu Giang lớn hơn Đồng Tháp. 

B. Khai thác của Bình Thuận nhỏ hơn Nghệ An.

C. Khai thác của Kiên Giang lớn hơn Đồng Tháp.

D. Nuôi trồng của Cà Mau nhỏ hơn Đồng Nai. 

Câu 30. Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Lào, giai đoạn 2010 – 2018? 

A. Khu vực I có tỉ trọng lớn nhất nhưng đang giảm.

B. Khu vực II có tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng.

C. Khu vực III có tỉ trọng lớn nhất và tăng lên.

D. Tỉ trọng khu vực I và khu vực II giảm, khu vực III tăng. 

Câu 31. Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

A. Tỉ suất sinh, tỉ suất tử của một số nước Đông Nam Á, năm 2019. 

B. Tỉ suất sinh, tỉ suất tử của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 – 2019. 

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 – 2019.

D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của một số nước Đông Nam Á, năm 2019. 

Câu 32. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do

A. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh. 

B. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng. 

C. chế độ mưa thất thường.

D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp. 

Câu 33. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua? 

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. 

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời. , .

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động. 

Câu 34. Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thuỷ sản xa bờ vì

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết. 

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa. 

C. đánh bắt ven bờ ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí.

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn. 

Câu 35. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là 

A. quy hoạch lại các vùng chuyên canh. 

B. đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. 

C. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm.

D. tìm thị trường xuất khẩu ổn định. 

Câu 36. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 

A. bình quân đất canh tác trên đầu người giảm. 

B. độ màu mỡ của đất giảm. 

C. khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

D. chất lượng nguồn nước giảm. 

Câu 37. Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta, giai đoạn 2000 – 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. 

B. Đường. . 

C. Miền.

D. Tròn.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019. 

A. Số dân thành thị tăng nhanh và lớn hơn số dân nông thôn.

B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do số dân nông thôn giảm. 

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có thay đổi nhưng số dân vẫn tăng.

D. Dân số nước ta chủ yếu sống ở thành thị. 

Câu 39. Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là dựa vào 

A. công dụng kinh tế của sản phẩm. 

B. nguồn nguyên liệu. 

C. tính chất tác động đến đối tượng lao động.

D. đặc điểm sử dụng lao động. 

Câu 40. Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta đều có sự giống nhau về

A. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. 

B. phát triển từ rất sớm nền kinh tế hàng hoá. 

C. các thế mạnh phát triển được hội tụ đầy đủ. 

D. cơ sở vật chất – kĩ thuật rất tốt và đồng bộ.

Nguồn website dethi123.com