Phần Làm văn trong đề thi THPT quốc gia thường gồm một câu nghị luận xã hội và một câu nghị luận văn học. Để đánh giá kĩ năng viết, để thi yêu cầu thí sinh vận dụng những kĩ năng đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội và tác phẩm đoạn trích văn học nào đó. Nội dung bài viết của thí sinh sẽ dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản mà đề bài yêu cầu. Gợi ý làm bài cũng sẽ không áp đặt nội dung chi tiết cần đạt nhưng có quy định về tư tưởng của người viết. Tư tưởng được chấp nhận là tư tưởng không đi ngược lại các giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu phần viết sẽ tập trung kiểm tra những khía cạnh như:
– Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức về nhiệm vụ và yêu cầu của đề bài.
– Kĩ năng viết (chính tả; sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập,…).
– Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh, các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống).
a) Cách làm câu nghị luận xã hội
– Theo yêu cầu của kì thi THPT quốc gia, cấu nghị luận xã hội được tích hợp với ngữ liệu của phần Đọc hiểu, yêu cầu viết khoảng 200 chữ, nội dung thường là trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu hoặc trình bày suy nghĩ về vấn đề chính mà văn bản đề cập tới.
+ Ví dụ 1: câu 1 phần Làm văn của đề thi năm 2020 (đợt 1): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày:
+ Ví dụ 2: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.
– Sau đây xin nêu một số lưu ý về cách làm cầu nghị luận xã hội:
+ Đối với HS trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra và yêu cầu bàn luận không quá phức tạp mà thường chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình yêu quê hương, gia đình, bè bạn; ý thức trách nhiệm; tinh thần học tập; phương pháp nhận thức;… Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn giàu ý nghĩa có trong văn bản đọc hiểu.
+ Đối với dạng nghị luận này, cần xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi như: Nó là gì? Nó như thế nào? Vì sao lại như thế? Điều đó đúng hay sai? Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)? Điều đó có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân?,… Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi đó, có thể hình dung một đoạn văn nghị luận dạng này thường được triển khai theo ba bước cơ bản sau:
- Giải thích từ ngữ/ câu văn trích từ văn bản đọc hiểu: cần giải thích ý nghĩa cụ thể của một số từ ngữ, khái niệm chưa rõ.
- Phân tích và chứng minh: phân tích và dẫn ra các ví dụ về những con người và sự việc cụ thể trong cuộc sống, xã hội, lịch sử,… để làm sáng tỏ chân lí mà mình đã giải thích ở phần trên.
- Bình luận, đánh giá: sau khi giải thích và chứng minh, cần khai quát, khăng định lại chân lí, mở rộng và nâng cao ý nghĩa của vấn đề để từ đó có thể phê phán những hiện tượng, những biểu hiện đi ngược lại chân lí và liên hệ bạn thân để rút ra bài học.
+ Trong một đoạn văn nghị luận xã hội, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá, khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và sự chủ động trong cách xử lí vấn đề của người viết. Mỗi ý kiến lí giải, đánh giá đều có thể gắn với thực tiễn đời sống để chứng minh tính thực tế, chân xác của nó. Để đoạn văn nghị luận xã hội trở nên sinh động, hấp dẫn, rất cần có hệ thống dẫn chứng thích hợp. Đó phải là những dẫn chứng từ thực tế đời sống, càng xác thực, cụ thể càng có sức thuyết phục cao. Nên hạn chế việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học vì dù tác phẩm văn học có phản ánh thực tế đời sống thì nó vẫn là sản phẩm của sự sáng tạo, hư cấu, tưởng tượng. Hơn nữa, việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm còn có thể làm nhòe ranh giới giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Việc đưa dẫn chứng lúc nào và đưa như thế nào cũng là vấn đề cần xem xét, cân nhắc. Không nên kê lê dài dòng mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý cần trình bày. Đưa dẫn chứng cần đúng lúc, đúng chỗ và có tính mục đích chứ không nên tuỳ tiện. Đưa dẫn chứng nên kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ sở lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung.
+ Khi liên hệ với thực tế, người viết cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, gia tạo.
b) Cách làm câu nghị luận văn học
Yêu cầu của câu nghị luận văn học trong kì thi THPT quốc gia năm 2019 không có sự thay đổi lớn so với các năm trước. Đề bài thường chỉ yêu cầu bàn luận về một khía cạnh hoặc một số chi tiết cụ thể nào đó của tác phẩm hoặc làm sáng tỏ một nhận định. Dưới đây xin nêu lên một số lưu ý để HS làm cầu nghị luận văn học đạt kết quả cao:
* Các dạng câu nghị luận văn học: Các dạng câu nghị luận văn học rất đa dạng và phong phú trong phạm vi kì thi THPT quốc gia, có thể nêu lên một số dạng tiêu biểu sau đây: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
(1) Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ: Đây là dạng câu hỏi rất phổ biến. Do thời gian làm bài không nhiều (khoảng 60 phút cho câu nghị luận văn học) nên câu hỏi, yêu cầu không thể ôm đồm. Vì thế, đối tượng thường là bài thơ đoạn thơ ngắn (4 – 20 câu) đã học hoặc yêu cầu phân tích đoạn thơ bài thơ để làm sáng tỏ một nhận xét nào đó. Có hai dạng cụ thể
–Phân tích và làm sáng tỏ một khía cạnh của bài thơ/ đoạn thơ
Ví dụ: Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Để giải quyết câu hỏi này, trước hết cần bám sát yêu cầu của câu hỏi. Chú ý, câu hỏi không yêu cầu phân tích toàn bộ bài thơ Tây Tiến, cũng không yêu cầu nêu toàn bộ vẻ đẹp của bài thơ và hình tượng người lính (ca màu sắc hiện thực và lãng mạn), mà chỉ tập trung vào các chi tiết thể hiện cảm hứng lãng mạn mà thôi. Tuy nhiên, cũng cần nói qua một số nội dung liên quan trước khi vào phần chính như: giới thiệu sơ bộ về tác gia, hoàn cảnh ra đời và nét phong cách nổi bật của bài thơ Tây Tiến; nếu khái quát vẻ đẹp vừa giàu chất hiện thực, vừa đậm chất lãng mạn của bài thơ, từ đó tập trung giới thiệu và phân tích cảm hứng lãng mạn (phần chính).
Gợi làm bài
Đề bài yêu cầu HS viết văn bản nghị luận về một tác phẩm, có định hướng nội dung cụ thể. Để thực hiện bài viết, HS cần nêu rõ thế nào là cảm hứng lãng mạn và biểu hiện của nó trong tác phẩm văn chương, sau đó chỉ ra sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và ý nghĩa giá trị của sự thể hiện cảm hứng lãng mạn.
Mở bài
+ Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến (đề tài, nội dung).
+ Giới thiệu về cảm hứng lãng mạn – một nét cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Thân bài
+ Cảm hứng lãng mạn và sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm văn chương:
- Cảm hứng lãng mạn trong văn học được hiểu là xu thế vươn lên, vượt lên trên thực tại khách quan bằng cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ, thể hiện những khát vọng mạnh mẽ hướng về những vẻ đẹp khác lạ trong thế giới của mơ ước, tưởng tượng, ở tương lai hay quá khứ
- Cảm hứng lãng mạn vì thế thường khai thác những đề tài như thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo, hồi tưởng kỉ niệm,…; đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường, độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hằng ngày. Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của tưởng tượng, liên tưởng. Cảm hứng lãng mạn cùng thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, thủ pháp tương phản, đối lập, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và gây ấn tượng mạnh mẽ.
+ Sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến: Cần phân tích cảm Hứng lãng mạn của bài thơ Tây Tiến trên hai phương diện: nội dung cảm hứng (nỗi nhớ một thời chiến chinh gian khổ, hi sinh: hình tượng thiên nhiên, hình tượng người lính Tây Tiến); nghệ thuật thể hiện (bút pháp tương phản, đối lập trong việc thể hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống chiến đấu và chất thơ từ chính cuộc sống đó: nét bị thương và hào hùng của hình tượng người lính; giọng điệu bi tráng của tác phẩm…).
- Tương phản trong vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống nơi miền Tây: Làm rõ: thiên nhiên dữ dội, hiểm trở với núi cao, vực thẳm, sông sâu, thú dữ,… nhưng cũng toát lên vẻ hùng vĩ, bên cạnh đó là những hình ảnh của nơi “phương xa xứ lạ” thơ mộng, trữ tình hiện lên với tất cả vé mĩ lệ, quyến rũ, làm say lòng người.
- Tương phan trong vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến: những khó khăn, thử thách không ngăn cản được bước chân người lính trên con đường hành quân cheo leo, hiểm trở, những nét bị thương không mọc tóc”, “mồ viễn xứ”, .. là nốt trầm trong bản hùng ca về những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, tương phan với những nét lãng mạn, hào hoa, tinh tế của những chàng trai Hà thành.
+ Nhận xét, bàn luận về ý nghĩa, giá trị của sự thể hiện cam hung lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến:
- Cảm hứng lãng mạn và vị trí của bài thơ Tây Tiến trong nền thơ Việt Nam thời kì chống thực dân Pháp: khắc hoạ và đẹp hào hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến và vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây qua nỗi nhớ của tác gia, tạo nên vẻ đẹp riêng hết sức độc đáo của tác phẩm.
- Cảm hứng lãng mạn và sự thể hiện phong cách tác gia: cho thấy nét hồn nhiên, tinh tế, sự hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dùng (có thể so sánh với một số bài thơ khác cùng ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp).
Kết bài
Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về vẻ đẹp của cảm hứng lãng mạn trong bài thơ.
– Phân tích một đoạn thơ cụ thể, cho sẵn trong đề
Ví dụ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trăng vững
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thì chung.
(Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 111)
Gợi ý làm bài
Với dạng câu hỏi này, cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đọc kĩ đoạn thơ, xác định cảm xúc, tâm trạng bao trùm toàn bộ đoạn thơ.
+ Bước 2: Phân tích chi tiết, chỉ ra các hình thức thể hiện cụ thể mà nhà thơ đã sử dụng để làm nổi bật cảm xúc tâm trạng đã xác định ở bước 1. Một trong những cách làm quen thuộc là bám sát từng câu, từng khổ của đoạn thơ để phân tích, diễn giải, chỉ ra vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ ấy.
+ Bước 3: Nhận xét, đánh giá về giá trị và tác động của đoạn thơ đối với người viết bài.
Tất nhiên, khi nêu nội dung chính của đoạn thơ cũng cần giới thiệu vài nét về tác giả và những nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật của ca bài thơ. Trong phần nhận xét, đánh giá cũng có thể liên hệ và dẫn ra một vài bài thơ khác cùng đề tài để so sánh, làm nổi bật nét riêng và đóng góp của tác giả.
Với đề bài yêu cầu phân tích một đoạn trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã dẫn ở ví dụ trên, có thể tham khảo một số ý cụ thể sau đây:
Mở bài
+ Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
+ Giới thiệu cảm xúc bao trùm đoạn thơ: là những cảm xúc dạt dào, sâu lắng của người ra đi về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Thân bài Phân tích cụ thể: có thể chia đoạn thơ thành hai phần:
+ Phần đầu gồm 2 câu đầu như là lời mở đầu đưa đẩy trong các cuộc hát giao duyên, trong đó người về vừa ướm hỏi người ở lại, vừa khẳng định những tình cảm trong lòng mình: nhớ ca “hoa” và “người”. “Hoa” và “người” là hai hình ảnh song song đồng hiện, soi chiếu lẫn nhau. “Hoa” là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, còn “người” là hoa của đất.
+ Phần sau gồm 8 câu thơ, chia thành 4 cặp lục bát. Đó là bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc trong bốn mùa với những nét đặc trưng nhất của miền đất này. Ở mỗi cặp lục bát, cứ câu lục ta canh thì câu bát tà người.
Cặp lục bát thứ nhất: Hình ảnh có tính khái quát, trong đó Việt Bắc hiện lên như một miền quê yên bình, lặng lẽ. Gam màu cơ bản của bức tranh là màu xanh – một màu xanh mênh mông và trầm tình của rừng già. Trên cái nền xanh ấy là màu đỏ của hoa chuối rừng như những ngọn lửa bập bùng cháy làm sáng lên cả một góc rừng, xua tan không khí lạnh lẽo của mùa đông. Ánh nắng trong câu hát làm cho không khí vốn trầm mặc của nơi này trở nên tươi sáng và lung linh. Trên nền cảnh ấy, con người xuất hiện. Người đứng trên đỉnh đèo cao, ánh nắng chiếu vào làm cho lưỡi dao gai bên thắt lưng loé sáng. Hình ảnh đó gợi lên tư thế vững chãi, tự tin của con người làm chủ núi rừng.
Cặp lục bát thứ hai: Nền xanh trầm tính của bức tranh thứ nhất đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng khi mùa xuân đến Cánh rừng như bừng sáng và trên nền cảnh ấy hiện ra hình ảnh con người đang làm việc một cách thầm lặng: chuốt từng sợi giang để đan nón. Hai chữ “chuốt từng” gợi ra dáng điệu cần mẫn, cân trọng và cũng hết sức tài hoa.
Cặp lục bát thứ ba: Âm thanh của núi rừng đã xuất hiện. Nhạc ve làm cho không khí trở nên xao động. Ve kêu gọi hè đến và khiến cho những rừng phách đổ hoa màu vàng. Chữ “đồ” nhấn mạnh sự biến đổi nhanh chóng của màu sắc, đồng thời diễn tả những trận mưa hoa vàng mỗi khi có luồng gió ào qua. Trên nền cảnh ấy xuất hiện người lao động: cô gái Việt Bắc đang hái măng một mình. Hình ảnh này cho thấy sự chịu thương, chịu khó của người dân nơi đây.
Cặp lục bát thứ tự vẽ ra canh ánh trăng thu rọi qua vòm lá tạo nên khung cảnh huyền ảo: “Rừng thu trăng rọi hòa bình”. Nó khiến ta nhớ đến câu thơ của Hồ Chí Minh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Canh khuya). Trên nền khung cảnh trữ tình đó là hình ảnh con người cất tiếng hát về sự ân tình, thuy chung. Chữ “ai” làm cho đoạn thơ trở nên tình tứ hơn và qua đó, ta cũng thấy được phẩm chất ân nghĩa, thuỷ chung của người Việt Bắc.
Qua bốn bức tranh, Tố Hữu đã vẽ nên bằng thơ những gì đặc trưng nhất của cảnh và người Việt Bắc. Điều thú vị là tất cả đều hiện lên trong điệp khúc nhớ thương. Trong nỗi nhớ, tất cả như hiện lên lung linh hơn, huyền ảo hơn.
Kết bài
Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về đoạn thơ và phong cách thơ Tố Hữu.
(2) Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn xuôi
Các dạng câu hỏi:
– Làm rõ một giá trị, một đặc điểm của tác phẩm/ đoạn trích
Ví dụ 1: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
– Nêu cảm nhận về một đoạn trích trong tác phẩm đã học
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau:
Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đạo Cồn Hến quanh năm 1ơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đôi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây’ để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh tra cô. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dài xa ngoài mười dặm trường định. Riêng với sông Hương, vốn đang muối cha giữa cánh đồng phù sa lên ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và đề nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nồi vương vấn, cả một chút lắng lọ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chế tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biên ca : “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp từ vực sông Hương thành giọng ho dan gian, ấy là tấm lòng người dân nơi Chấu Hóa xưa mãi chung tình với quê hương xứ sở.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 200 – 2011)
– Phân tích tình huống truyện, một số chi tiết hoặc một nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ 3: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Ví dụ 4: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đài bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắn đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chăng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
(Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam. 2015, tr.27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
Ví dụ 5: Cảm nhận của anh chị về hình ảnh đôi bàn tay của nhân vật Thủ trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
– Phân tích một nhân vật hoặc một hình tượng trong tác phẩm
Ví dụ 6: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
Ví dụ 7: Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
– Có thể thấy các dạng câu hỏi nghị luận về một đoạn trích tác phẩm văn xuôi rất phong phú. HS cần tuỳ vào từng dạng câu hỏi mà xác định cách làm phù hợp. Tuy nhiên, có thể nêu lên một số lưu ý chung về cách làm bài như sau:
+ Tập trung vào vấn đề cụ thể mà câu hỏi nêu lên, không bàn chung và cả tác phẩm. Chẳng hạn như ví dụ 4 yêu cầu phân tích tình huống trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân thì chỉ tập trung vào tình huống truyện, không viết lan man sang các nội dung khác.
+ Trong khi phân tích, cần dần ra được các chi tiết cụ thể gắn với các nhân vật, sự việc, tình huống,… xảy ra trong tác phẩm để chứng tỏ người viết có đọc và nắm được nội dung cụ thể của tác phẩm, tránh nói chung chung, phân tích suông, không có dẫn chứng.
+ Trước khi đi sâu vào vấn đề trọng tâm, cũng cần giới thiệu một số thông tin mang tính khái quát về tác giả, tác phẩm,… tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài.
– Sau đây xin giới thiệu và gợi ý cách làm một số câu nghị luận về một đoạn trích tác phẩm văn xuôi để HS tham khảo:
Ví dụ 3: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Gợi ý làm bài
Với đề bài này, cần phối hợp các thao tác phân tích, bình luận và chứng minh. Về nội dung, cần trình bày rõ đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của tình huống truyện đối với việc khắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
Tham khảo các ý chính sau:
+ Trình bày vắn tắt về tình huống của truyện Vợ nhặt, những chi tiết quan trọng trong tình huống truyện:
- Thông thường, có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Trong truyện ngắn của Kim Lân, tình huống truyện gắn liền với hành động có tính bước ngoặt của nhân vật Tràng: “nhặt” một người đàn bà ngoài đường về làm vợ. Theo phong tục của người Việt, chuyện dựng vợ gả chồng là việc hệ trọng, phải tìm hiểu ngọn ngành, phải được gia đình, họ hàng tổ chức ăn hỏi, cưới xin. Vậy mà đây, Kim Lân đã để cho nhân vật Tràng “nhặt” vì quá dễ dàng, đơn giản: chi qua hai lần tình cờ gặp gỡ, mấy câu đùa tầm phơ tầm phào, vài bit bánh đúc mà thành vợ thành chồng.
- Chú ý những chi tiết liên quan đến số phận nhân vật, góp phần tạo nên tình huống truyện: cảnh ngộ của Tràng và bà cụ Tứ, cảnh ngộ của người “vợ nhặt”; nguyên nhân khiến hai con người xa lạ dạt vào nhau, bám víu lấy nhau; bối cảnh lịch sử – xã hội liên quan đến tình huống truyện: ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy hàng triệu người Việt Nam vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Cần phân tích vắn tắt dụng công nghệ thuật của Kim Lân khi xây dựng tình huống truyện: Tràng “nhặt” được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp, khi ranh giới của sự sống và cái chết rất mong manh. Hơn nữa, câu chuyện “nhặt” vợ của Trang được tác giả đặt trên nền một khung cảnh “tối sần vì đói khát”, người chết đói “năm cong queo bên vệ đường”, người đói từ các vùng “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”. Khắp nơi “vẩn lên mùi âm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”… Phải cảm nhận được cảnh đói khát cùng cực ấy, mới thấy hết sự “liều lĩnh” trong hành động của Tràng. Anh nông dân nghèo khổ không khỏi cảm thấy “chín” khi người đàn bà kia theo về: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng niềm khao khát hạnh phúc đã lấn át nỗi sợ, nỗi lo – Tràng “tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ!”… Và đúng vào lúc con người tưởng chỉ còn có thể nghĩ về miếng ăn và cái chết thì Tràng dẫn về một người đàn bà xa la… Đây là tình huống truyện vừa có tính điển hình, vừa độc đáo, bất ngờ, các chi tiết chân thực, tự nhiên và sinh động.
+ Phân tích tính chất bất thường nhưng vẫn phản ánh đúng bản chất hiện thực của sự kiện Tràng “nhặt” được vợ:
- Nhà văn đã thể hiện một cách rất chân thực cái nghịch cảnh trớ trêu trong số phận của các nhân vật: hạnh phúc lứa đôi là sự bấu víu, chắp vá trong nồi cơ cực, tuyệt vọng vì đói khô. Với Tràng, “nhặt” được vợ là điều không thể ngờ, anh ta ngỡ ngàng vì hạnh phúc không chờ đợi và lo sợ vì không biết có thể làm gì để sống qua những ngày đói. Với người “vợ nhặt”, theo Tràng về là tìm kiếm chỗ bám víu, hi vọng xen lẫn tủi cực, chua chát. Bà cụ Tứ xót xa vì dựng vợ, ga chồng cho con cái là việc hệ trọng nhưng trong cảnh ngộ này, tất cả đều chỉ là tạm bợ, qua loa.
- Nhưng chính cái nghịch cảnh bất thường này lại là cái cớ để nhà văn khai thác và thể hiện những vấn đề hệ trọng của số phận con người, của lịch sử. Nó khiến cho tất cả những người chứng kiến đều cảm thấy ngạc nhiên và cũng khơi lên trong lòng họ những cảm xúc trái ngược. Bắt đầu là những người dân trong xóm ngụ cư. Họ xôn xao khi thấy Trang trở về cùng người đàn bà lạ. Họ băn khoăn, thắc mắc, nháo nhác hoi nhau về lai lịch của người phụ nữ đi cùng Tràng: “Ai đấy nhỉ?… Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?”. Rõ ràng là trước đó chăng có “tín hiệu” nào báo trước chuyện lấy vợ của Tràng! Người thì to ve ái ngại, lo lắng cho anh chàng ngụ cư nghèo khổ: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về”, người thì cười rinh rích, trêu chọc Tràng. Sự tò mò khiến trong phút chốc họ quên cả cái đói. Những khuôn mặt người đang hốc hác, u tối bỗng sống động hằn lên như thể vừa có một luồng sinh khí lướt qua những căn nhà, lối ngõ vốn tối sầm vì đói khát, chìm trong không khí ảm đạm thế lượng của nỗi ám ảnh về cái chết. Tạo dựng tình huống truyện độc đáo ấy, Kim Lân không chỉ mang đến sức hấp dẫn cho cốt truyện mà còn thể hiện được thân phận của những con người cùng khổ. Đó cũng là cái nên để nhà văn tô đâm những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ.
+ Phân tích vai trò của tình huống truyện trong việc thể hiện số phận, tâm lí nhân vật: Đây là nội dung trọng tâm, HS cần dựa vào những kiến thức đã học để nhấn mạnh hai ý chính sau:
- Tình huống truyện làm nổi bật nỗi khốn cùng của con người trong bi kịch của lịch sử, của dân tộc: hoàn cảnh của Tràng, bà cụ Tứ, người đàn bà “vợ nhặt”,…Phải để sự kiện “nhặt” vợ diễn ra đột ngột vào những ngày đói khát cùng cực thì mới thấy hết tấm lòng bao dung độ lượng của một người mẹ già nua, nghèo khổ. Cùng phải đặt trong một tình huống đặc biệt, Kim Lân mới có thể phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người anh nông dân ngụ cư nghèo khổ, vụng về, thô kệch.
- Tình huống truyện tạo “đất” để khai thác diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế, chân thực: tâm lí của Tràng, của người “vợ nhặt”, đặc biệt là của bà cụ Tứ. Qua cách kế của Kim Lân, câu chuyện “nhặt” vợ tưởng là bị hài đã hoá thành khúc ca về sức sống mãnh liệt của con người. Ngay trong đói khổ cùng cực – khi người ta ngỡ chỉ còn có thể nghĩ được đến miếng ăn, chỉ còn sống với nỗi lo âu về cái chết thì Tràng vẫn khát khao được sống như một con người thực sự. Khát vọng hạnh phúc bình dị mà tha thiết, mãnh liệt ấy khiến người đọc không hề bất ngờ khi ngồi bên mâm cơm ngày đói, Tràng chợt nghĩ đến những người đi phá kho thóc của Nhật. Và cả gia đình Tràng – ba con người đang lâm vào cảnh khốn cùng – đã không tuyệt vọng.
+Đánh giá khái quát những thành công của tác giả trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và ý nghĩa của nó đối với việc thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
Ví dụ 5: Phân tích hình ảnh đôi bàn tay của nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu cua Nguyễn Trung Thành.
Gợi làm bài
Đôi bàn tay của Tnú là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng và đậm chất sử thi. Đó là đôi bàn tay chứa đựng sức mạnh của tình yêu thương, tinh thần bất khuất. kiên cường, ý chí chiến đấu, sức sống mãnh liệt,.. Cần chú ý phân tích ý nghĩa của các chi tiết nổi bật sau:
+ Đôi bàn tay của cậu bé từng đập vỡ tấm bảng. tự trừng phạt mình khi học chữ thua Mai để rồi lại cần mẫn học viết từng nét chữ…– Đôi bàn tay của chàng trai vừa vượt ngục trở về, run rẩy khi cầm tay người con gái anh yêu.– Đôi bàn tay không kịp cầm vũ khí – “hai bàn tay trắng”, “hai bàn tay không” nên đã không thể bảo vệ được gia đình và buôn làng
+ Đôi bàn tay bị kẻ thù tấm nhựa xà nu đốt cháy trở thành tàn tật, mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt, không mọc ra được nữa”.
+ Đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt vẫn cầm súng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, bảo vệ buôn làng, quê hương.
(3) Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Chúng tôi xin nêu vài ví dụ và gợi ý làm bài cho dạng câu nghị luận về một ý kiến bàn về văn học để HS tham khảo.
Ví dụ 1: Một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là giàu chất sử thi.
Anh Chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Gợi làm bài
Trọng tâm của bài viết là những biểu hiện cụ thể và đặc sắc của khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu. Để bàn luận đúng hướng, cần bám sát nội dung cơ bản của tính sử thi: đề cập đến những vấn đề trọng đại của cộng đồng, nhân vật trung tâm mang tầm vóc phi thường – đại diện cho số phận và phẩm chất của giai cấp, dân tộc; ngôn từ, hình ảnh toát lên chất thơ hùng tráng, âm hưởng hào hùng…
Bài viết có thể triển khai những ý chính sau:
– Màu sắc sử thi được thể hiện qua đề tài, cốt truyện, lối trần thuật, ngôn từ, hình ảnh:
+ Đề tài, nội dung cốt truyện phản ánh cuộc đấu tranh giành tự do của người dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt.
+ Lối trần thuật mang đậm chất “sử thi Tây Nguyên”: câu chuyện một đời người được kể trong một đêm, trong không khí trang trọng, thiêng liêng qua lời kể của già làng bên bếp lửa nhà rông. Câu chuyện được khởi đầu bằng lời nhắn nhủ tha thiết, hệ trọng của vị già làng: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hay lăng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe…”,
+Ngôn từ, hình ảnh toát lên chất thơ hùng tráng, âm hưởng trang trọng của sự thi.
– Màu sắc sử thi được thể hiện qua hình tượng thiên nhiên:
+ Hình tượng cây xà nu không chỉ chiếm giữ những vị trí “then chốt” của truyện ngắn này (nhan đề, mở đầu và kết thúc) mà còn trở đi trở lại, song hành với hình tượng con người.
+ Hình tượng cây xà nu mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng:
- Phản chiếu những đau thương, mất mát mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh khốc liệt.
- Thể hiện tinh thần bất khuất, khát vọng tự do và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
– Màu sắc sử thi được thể hiện qua hình tượng con người:
+Các thế hệ người dân làng Xô Man dầu phải trải qua nhiều gian khổ, hi sinh (nhiều người già và thanh niên bị giặc bắt giữ, tra tấn dã man; bà Nhan, anh Xút bị sát hại,…) nhưng vẫn tiếp bước nhau trên con đường chiến đấu giành tự do: cụ Mết, Tnú. Mai, Dít, bé Heng,…
+ Hình tượng Tnú, người con ưu tú nhất của làng Xô Man:
- Phải gánh chịu những đau thương, mất mát lớn lao: bản thân bị tù đày, vợ con bị sát hại, hai bàn tay bị giặc tấm nhựa xà nu đốt, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt.
- Bất khuất, kiên cường: cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng cầm vũ khí đánh giặc; lên đường cầm súng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù,…
Màu sắc sử thi thấm đượm trong các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Rừng xà nu. Truyện ngắn này được mệnh danh là “thiên sử thi Tây Nguyên thời chống Mĩ”. Bằng tình cảm gắn bó sâu nặng với miền đất Tây Nguyên và với ngòi bút tràn đầy cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Trung Thành đã góp phần làm nên sự phong phú của khuynh hướng sử thi trong văn học Việt Nam giai đoạn này.
Ví dụ 2: Bàn về giá trị nhận thức của tác phẩm văn học, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai (NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 123) viết: “Văn học đặc biệt coi trọng sự nhận thức về giá trị con người […]. Từ các nhận thức đó, văn học soi rọi cho người đọc ánh sáng lí tưởng, nâng đỡ niềm tin vào cuộc đời, khơi gợi ở họ tình yêu đối với cuộc sống. Vì thế, giá trị nhận thức của văn học thấm nhuần tính chất nhân văn.”.
Anh/ Chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Gợi ý làm bài
Có thể tham khảo một số ý sau:
– Tác phẩm văn học mang đến cho con người vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về thế giới. Nó có khả năng phá vỡ mọi giới hạn thời gian, không gian, cho ta được sống cùng quá khứ, tương lai, được tiếp xúc với cuộc sống của nhiều dân hiểu vùng đất khác nhau. Đọc thần thoại, cổ tích,… ta hiểu cách hình dung của người xưa về thế giới, hiểu mong ước, quan niệm sống và trí tưởng tượng bay bổng của họ… Những cuốn sách như Chiến tranh và hòa bình (L.Tôn-xtôi), Cuốn theo chiều gió (M. Mit-chell), Sông Đông êm đềm (M. Sô-lô-khốp),… giúp ta hiểu biết về thiên nhiên, con người, thời đại,… ở những đất nước mà ta chưa bao giờ đặt chân tới. Những trang viết của Tô Hoài (Vợ chồng A Phủ), Sơn Nam (Hương vàng Cà Mau), Nguyễn Trung Thành (Rừng xà nu),… cung cấp cho ta vốn tri thức phong phú về những vùng đất xa xôi của quê hương, đất nước mình.
– Cùng với quá trình nhận thức cuộc sống, tác phẩm văn học còn mang đến đọc khả năng tự nhận thức về bản thân mình. Sự tiếp xúc và nếm trải cuộc sống của bao nhiêu người khác với những cảnh ngộ, số phận, tâm tư, tình cam,… khác nhau làm phong phú thêm vốn tri thức của người đọc. Từ nền tảng tri thức đó, mỗi người tự nhận biết và hiểu mình hơn… Đó chính là nhờ sự “soi rọi” “ánh sáng lí tưởng”, “nâng đỡ niềm tin vào cuộc đời”, “khơi gợi” “tình yêu đối với cuộc sống” của tác phẩm văn học.
* Một số lưu ý cụ thể
– Về yêu cầu phân tích, cảm nhận:
Trong chương trình và SGK Ngữ văn THPT, phân tích được xem là một thao tác bên cạnh các thao tác khác thường dùng trong văn nghị luận như giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ,… Phân tích được hiểu là động tác chia tách một sự vật, đi sâu vào các bộ phận để chỉ ra nội dung, vai trò, tác dụng của từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Từ cách hiểu chung vừa nêu, vận dụng vào các đề bài có yêu cầu phân tích để thấy được cách làm bài văn phân tích. Chẳng hạn: Phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học là việc chỉ ra: Nhân vật đó là người như thế nào? Người đó có những đặc điểm và tính cách ra sao? Đặc điểm và tính cách ấy biểu hiện qua các phương diện nào (ngoại hình, nội tâm, hành động, trang phục, ngôn ngữ,…)? Phân tích tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm văn học là chỉ ra các phương diện thể hiện tư tưởng nhân đạo và các biểu hiện cụ thể của nó trong tác phẩm như: tinh thần phê phán, tố cáo của tác phẩm; sự chia sẻ, cảm thông của tác giả đối với nhân vật, những ước mơ, khát vọng của con người được phản ánh trong tác phẩm;…
Tất nhiên, phân tích không chỉ dừng lại ở việc “mổ xẻ”, đi sâu vào các mặt, các chi tiết cụ thể mà còn phải biết khái quát, tổng hợp, đánh giá. Bài văn phân tích còn cần kết hợp sử dụng các thao tác lập luận khác nữa.
Trong nhiều đề bài, câu lệnh không chỉ rõ các thao tác như hãy phân tích, giải thích, bình luận,… mà lại dùng chữ cảm nhận,… Theo Từ điển tiếng Việt thì “cảm nhận là nhận biết bằng cảm tính hoặc bằng giác quan”. Theo cách hiệu này, cảm nhận gần với phương thức biểu cảm, tức là phát biểu những hiểu biết của mình về một vấn đề, một sự vật nào đó thông qua cảm nhận, cảm nghĩ của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều đề bài yêu cầu nêu cảm nhận và yêu cầu làm bài cũng không khác phân tích.
Trước tình hình trên, chúng tôi cho rằng dù yêu cầu phân tích hay phát biểu cảm nhận thì HS cũng cần nêu lên được những hiểu biết của mình về cái hay, cái đẹp của văn bản – tác phẩm. Mà đã là tác phẩm văn học thì không thể không nói tới nội dung và nghệ thuật. Hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau: nội dung tư tưởng, cảm xúc quyết định hình thức biểu hiện; hình thức giúp cho việc biểu hiện nội dung một cách sâu sắc, thấm thía và có hiệu quả. Khi làm bài (kể cả cách chia làm hai phần nội dung và nghệ thuật), HS cần chỉ ra mối quan hệ và sự tác động qua lại của hai phương diện này, tránh việc tách rời nội dung và nghệ thuật.
– Một số sai sót cần tránh khi phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học: Như trên đã trình bày, thực chất loại câu hỏi phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học yêu cầu người viết làm sáng lên vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong sự gắn bó giữa nội dung và hình thức. Với dạng câu hỏi này, HS thường có mấy xu hướng sai lệch sau đây:
+ Diễn xuôi nội dung của tác phẩm: lỗi này thể hiện ở chỗ người viết chi đơn giản kể lại cốt truyện, tóm tắt cốt truyện và coi đó là phân tích tác phẩm. Đối với thơ thì chủ yếu diễn xuôi các ý đã rò trên câu chữ. Chẳng hạn phân tích hoặc bình giảng khổ thơ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăn/ Heo hút cồn mây sang ngai trời/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông Đaura xa khơi (Tây Tiến – Quang Dũng), có bạn viết: “Trong cuộc chiến đấu gian khó ác liệt ấy, anh bộ đội phải trải qua muôn vàn khó khăn, phải vượt những dốc cao thăm thăm và khúc khuỷu; dốc cao hàng ngàn thước, lúc lên cũng như lúc xuống. Lên đã nguy hiểm, xuống còn nguy hiểm hơn. Nhưng rồi họ cũng đã vượt qua để ngồi nhìn mưa xa xa phía Pha Luông…”.
+ Tách rời nội dung và nghệ thuật, không thấy được sự gắn bó giữa chúng: lỗi này thường thể hiện ở chỗ người viết tập trung phân tích, trình bày nội dung tác phẩm, gần đến kết bài mới nói qua một số đặc điểm về nghệ thuật. Nhưng điều quan trọng là những đặc điểm nghệ thuật ấy chẳng ăn nhập gì với nội dung đã phân tích ở trên và rất chung chung, gắn vào bài nào cũng được, chăng hạn: “Trong bài thơ, tác giả đã dùng nhiều từ ngữ thật độc đáo, sáng tạo, những hình ảnh sống động, giàu chất thơ…” hoặc: “Tác phẩm đã tạo dựng được một cốt truyện sinh động, hấp dẫn với hệ thống nhân vật có tính cách độc đáo, điển hình”.
+ Suy diễn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm một cách gượng ép: suy diễn một cách cứng nhắc, dung tục về nội dung tác phẩm nghĩa là gán cho tác phẩm những ý nghĩa, những nội dung mà nó không có. Khi viết HS thường ca ngợi một cách thái quá, “bốc” nhà thơ, nhà văn lên tận mây xanh, ai cũng có thể trở thành thi sĩ lỗi lạc, thành đại văn hào, nhà thơ lớn của dân tộc và nhân loại,…; tác phẩm nào cũng vô cùng sâu sắc, có ý nghĩa thời đại,… Suy diễn cứng nhắc về nghệ thuật có nghĩa là gán cho những hình thức nghệ thuật bình thường những giá trị mà nó không có. Bởi vì không phai hình thức nghệ thuật nào cũng có giá trị độc đáo, không phải biện pháp tu từ nào cũng được dùng một cách khéo léo và có hiệu quả; không phải từ ngữ và hình ảnh nào trong tác phẩm cùng hay,…
– Điều cần lưu ý nhất khi làm cầu nghị luận văn học là cần phải phân tích tác phẩm văn học theo những nguyên tắc của tiếp nhận nghệ thuật, những khám phá cá nhân trong cảm thụ nghệ thuật rất nên được khuyến khích như11g không vì thế mà suy diễn tùy tiện, gượng ép, dung tục.
– Phân tích, bình giá giá trị của một tác phẩm trước hết phải bám sát văn bản; cảm nhận được nội dung hàm chứa trong đó; nhận ra được những dấu hiệu hình thức ngôn từ độc đáo, khác lạ và phân tích, chi ra được vai trò của những hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung. Muốn thế, người viết cần nắm vững một số hình thức biểu hiện quen thuộc của tác phẩm văn học và vai trò, tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.