Phần một: Hướng dẫn nội dung ôn tập-Phần văn học-Nam Cao

Nguồn website dethi123.com

I. NỘI DUNG TRỌNG T M CẦN ÔN TẬP 1. Cuộc đời a) Tiểu sử Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Học hết bậc Thành chung, năm 1935, Nam Cao theo người cậu vào Sài Gòn kiếm sống. Sau khoảng hơn ba năm, do đau ốm, ông phải về quê. Nam Cao làm nhiều nghề nhưng cuộc sống rất chật vật, khi làm ông giáo trường tư, khi viết văn, làm gia sư, lúc lại phải về quê sống nhờ vợ. Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc năm 1943. Từ đó tới lúc hi sinh (1951), ông một lòng tận tuỵ phục vụ cách mạng và kháng chiến. Nam Cao là nhà văn hà đâu trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX và là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945. Nam Cao cũng là một trong những cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau Cách mạng. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. b) Con người Con người và tính cách của Nam Cao có ba đặc điểm cơ bản ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của ông: – Bề ngoài Nam Cao ít nói, có vẻ lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm thì luôn luôn sôi sục. Trong con người ấy thường xuyên diễn ra cuộc đấu tranh âm thầm mà gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỉ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực và sự giả dối, giữa những khát vọng tinh thần cao cả và những dục vọng tầm thường. Điều này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm Nam Cao viết về người trí thức. – Nam Cao rất giàu ân tình đối với những người nghèo khổ bị áp bức và khinh miệt trong xã hội cũ. Ông quan niệm, không có tình thương với đồng loại thì không đáng được gọi là người mà chỉ là “một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”. Mỗi tác phẩm của ông viết về người nghèo là một thiên trữ tình đầy xót thương đối với những kiếp lầm than. – Nam Cao luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế mà đưa ra những khái quát, triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết. 2. Sự nghiệp văn học a) Quan điểm nghệ thuật – Mặc dù không có những tác phẩm chính luận chuyên bàn về quan điểm nghệ thuật nhưng trong các sáng tác của Nam Cao, quan điểm nghệ thuật của ông được thể hiện khá hệ thống, nhất quán và có nhiều điểm tiến bộ so với phần đông các nhà văn cùng thời. + Nam Cao phê phán tính chất thoát li tiêu cực của một số tác phẩm văn học lãng mạn đương thời một cách toàn diện và sâu sắc. Theo ông, đó là thứ nghệ thuật “lừa dối”, âm hưởng chủ đạo của nó là cái “giọng sướt mướt của kẻ thất tình”. Lên án loại văn học lãng mạn thoát li cũng có nghĩa là Nam Cao lên án quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, khẳng định văn học hiện thực, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh”. Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, “nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” và nhà văn phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…” (Giăng sáng). + Cùng với việc phê phán văn học lãng mạn thoát li, Nam Cao còn chỉ rõ hạn chế của những tác phẩm phản ánh hiện thực một cách mờ nhạt, ý nghĩa xã hội non kém. Theo ông, “một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn”, đặc biệt phải thấm nhuần nội dung nhân đạo cao cả, “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa). + Nam Cao cũng là người có ý thức trách nhiệm cao về nghề nghiệp của mình. Theo ông, nghề văn trước hết phải là một nghề sáng tạo. Nhà văn phải biết “khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. Để làm được công việc khó khăn ấy, Nam Cao cho rằng nhà văn phải “đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán”, đặc biệt, phải có lương tâm nghề nghiệp, nhất là không được cẩu thả, bởi “cẩu thả trong văn chương thì thật là để tiện”. | + Điều đáng lưu ý nhất là Nam Cao luôn đòi hỏi nhà văn phải có tinh thần nhân đạo cao cả. Trong Đời thừa, mặc dù nuôi nhiều hoài bão về nghệ thuật, nhưng Hộ vẫn có thể chấp nhận hi sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương. Bài học rút ra từ nhân vật Hộ là nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hết phải sống cho nhân đạo. – Những quan điểm nghệ thuật tiến bộ nêu trên đã góp phần quan trọng giúp Nam Cao có nhiều chuyển biến về tư tưởng và nghệ thuật ngay sau khi tham gia c) Phong cách nghệ thuật Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nam Cao là một cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo. – Nam Cao quan tâm đặc biệt tới đời sống tinh thần, luôn có hứng thú khám phá thế giới nội tâm của con người. Dù viết về nông dân hay trí thức, ông luôn đề cao tư tưởng, đặc biệt chú ý tới đời sống nội tâm của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài. – Là nhà văn có biệt tài miêu tả và phân tích tâm lí, Nam Cao rất sắc sảo trong việc phân tích và diễn tả quá trình tâm lí phức tạp của nhân vật, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiên và dữ, giữa con người với con vật,… Mặt khác, cũng bởi yêu cầu miêu tả tâm lí, Nam Cao thường đảo lộn thời gian và không gian, tạo nên những kiểu kết cấu tâm lí vừa phóng túng, linh hoạt lại vừa nhất quán, chặt chẽ. Từ những sự việc quen thuộc, thậm chí nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày, tác phẩm của Nam Cao đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, thể hiện những triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật, đặc biệt là vấn đề nhân cách con người trong mối quan hệ với miếng cơm manh áo. Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương, chua chát; dửng dưng, lạnh lùng mà đằm thắm yêu thương,… II – C U HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Trong những quan điểm nghệ thuật ấy, anh (chị) tâm đắc nhất điều gì? 2. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. Anh (Chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên?